NGHIÊN CỨU ĐẶC ĐIỂM SINH TRƯỞNG LOÀI GIỔI NHUNG TẠI KON HÀ NỪNG, TÂY NGUYÊN


Các tác giả

  • Trần Hồng Sơn NCS - Viện Khoa học Lâm nghiệp Việt Nam 2 Trung tâm Lâm nghiệp Nhiệt đới

Từ khóa:

Giổi nhung, sinh trưởng,, Kon Hà Nừng

Tóm tắt

Giổi nhung là cây gỗ lớn thường xanh, cao 30 - 40 m, đường kính 40 - 70 cm. Đây là loài cây đặc hữu của Việt Nam, chỉ gặp ở các tỉnh Tây Nguyên từ Gia Lai, Đắk Lắk đến Lâm Đồng (Di Linh, Braian). Cây phân bố ở độ cao 600 - 1.000 m trong các lâm phần rừng tự nhiên lá rộng thường xanh hoặc rừng hỗn giao với cây lá kim. Trong các lâm phần điều tra tại Kon Hà Nừng, Giổi nhung xuất hiện từ 8 - 36 cây/ha, chiếm từ 1,7 - 6,2% tổng số cá thể trong các lâm phần điều tra. Đường kính bình quân từ 27,6 - 65,1 cm và chiều cao bình quân đạt từ 17,6 - 29,4 m. Tiết diện ngang loài Giổi nhung từ 1,19 - 14,72 m2, chiếm từ 2,6 - 28,8% tổng tiết diện ngang của toàn lâm phần. Trữ lượng loài Giổi nhung từ 13,1 - 304 m3 /ha, chiếm từ 2,4 - 37,4% tổng trữ lượng lâm phần. Số cá thể mới xuất hiện từ lớp cây tái sinh triển vọng tham gia vào tầng cây cao dao động từ 2 - 30 cây/ha (năm 2008) và 59 -99 cây/ha (2012). Tại thời điểm năm 2004 và 2017 không có cá thể mới nào xuất hiện từ lớp cây tái sinh kế cận. Tiết diện ngang bình quân tăng thêm của các cá thể mới tham gia vào tầng cây gỗ đạt từ 0,02 - 0,30 m2 /ha và trữ lượng bình quân bổ sung vào lâm phần từ 0,26 - 4,64 m3/ha

Tài liệu tham khảo

1. Nguyễn Tiến Bân, (ed.), 2000. Thực vật chí Việt Nam. Tập 1-11. Nxb Khoa học và Công nghệ, Hà Nội.

2. Nguyễn Ngọc Chính, 1996. Vietnam Forest Trees. Agricultural Publishing House, Hanoi.

3. Trần Văn Con, 2011. Nghiên cứu các giải pháp khoa học công nghệ và kinh tế - xã hội trồng rừng gỗ lớn, mọc nhanh trên đất trống còn tính chất đất rừng và đất rừng nghèo kiệt. Báo cáo tổng hợp đề tài, Viện Khoa học Lâm nghiệp Việt Nam.

4. Phạm Hoàng Hộ, 1999-2000. Cây cỏ Việt Nam. Nxb Trẻ, TP. HCM.

5. Viện Sinh vật học, 1984. Danh lục thực vật Tây Nguyên. Viện Khoa học Việt Nam, Hà Nội.

6. Thông tư 34/2009/TT-BNNPTNT, 2009. Thông tư quy định tiêu chí xác định và phân loại rừng. Bộ NN&PTNT, Hà Nội, ngày 10/6/2009.

7. Nguyễn Văn Tuấn, 2014. Phân tích dữ liệu với R. Nxb Tổng hợp TP HCM

Tải xuống

Số lượt xem: 4
Tải xuống: 1

Đã Xuất bản

04-04-2024

Cách trích dẫn

[1]
Sơn, T.H. 2024. NGHIÊN CỨU ĐẶC ĐIỂM SINH TRƯỞNG LOÀI GIỔI NHUNG TẠI KON HÀ NỪNG, TÂY NGUYÊN. TẠP CHÍ KHOA HỌC LÂM NGHIỆP. 2 (tháng 4 2024).

Số

Chuyên mục

Bài viết

Các bài báo được đọc nhiều nhất của cùng tác giả