ĐẶC ĐIỂM HÌNH THÁI VÀ PHÂN TÍCH TRÌNH TỰ GEN 28S - rRNA CỦA LOÀI NẤM LIÊN QUAN ĐẾN BỆNH THỐI QUẢ VẢI TẠI LỤC NGẠN - BẮC GIANG


Các tác giả

  • Trịnh Đình Khá Trường Đại học Khoa học Thái Nguyên
  • Nguyễn Thị Thu Hiền Trường Đại học Nông lâm Thái Nguyên

Từ khóa:

Bệnh thối quả vải,, đặc điểm hình thái, Fusarium graminearum, Gen 28S - rRNA, Litchi chinensis Sonn

Tóm tắt

Cây vải (Litchi chinensis Sonn.) là cây ăn quả đặc sản có giá trị dinh dưỡng cao, với hương vị thơm ngon, nhiều chất bổ, được người tiêu dùng ưa chuộng.  Tuy nhiên, quả vải có thể bị nhiễm một số loại nấm bệnh. Nghiên cứu này nhằm xác định chính xác loài nấm gây hư hỏng quả vải Lục Ngạn - Bắc Giang. Chủng nấm ký hiệu LNT1.1 đã được phân lập từ quả vải và xác định bằng một số đặc điểm hình thái, sinh học và phân tích trình tự nucleotide 28S - rRNA. Kết quả phân tích trình tự đã chỉ ra rằng trình tự phân đoạn gen 28S rRNA của chủng LNT1.1 có kích thước 606 bp và có độ tương đồng cao với một số đại diện của chi nấm Fusarium (92,8 - 100%). Trong đó, trình tự gen tương đồng
cao nhất với loài Fusarium graminearum PH - 1 (Mã số XR_893061). Trình tự phân đoạn gen 28S rRNA của chủng này đã được đăng ký trên GenBank với mã số KU521339 và được đặt tên là Fusarium graminearum LNT1.1.

Tài liệu tham khảo

1. Bùi Xuân Đồng, 2004. Nguyên lý phòng chống nấm mốc và mycotoxin. Nxb Khoa học và Kỹ thuật. 184 trang.

2. Trịnh Đình Khá, Quyền Đình Thi và Nguyễn Sỹ Lê Thanh, 2007. Tuyển chọn và nghiên cứu ảnh hưởng của các yếu tố môi trường lên khả năng sinh tổng hợp cellulase của chủng Penicillium sp. DTQ - HK1. Tạp chí Công nghệ Sinh học, 5: 355 - 362.

3. Hennequin C., Abachin E., Symoens F., Lavarde V., Reboux G., Nolard N. and Berche P., 1999. Identification of Fusarium species involved in Human infections by 28S rRNA gene sequencing. J. Clin. Microbiol., 37: 3586-3589.

4. Hinrikson H. P., Hurst S. F., Lott T. J., Warnock D. W. and Morrison C. J., 2005. Assessment of ribosomal large - subunit D1 - D2, internal transcribed spacer 1, and internal transcribed spacer 2 regions as targets for molecular identification of medically important Aspergillus species. J. Clin. Microbiol., 45: 2092-2103.

5. Jiang Y. M., Zhu X. R. and Li Y. B., 2001. Postharvest control of litchi fruit rot by Bacillus subtilis. Food Science and Technology, 34: 430 - 436.

6. McMillan R.T., 1994. Diseases Of Litchi Chinensis In South Florida. Proc. Fla. State Hort Soc. 107: 360 - 362.

7. Sambrook J. and Russell D. W., 2001. Molecular cloning: A Laboratory Manual. Cold Spring Harbor Laboratory Press, Cold Spring Harbor, New York.

8. Zhang D. L. and Quantick P. C., 1997. Effect of chitosan coating on enzymatic browning and decay during postharvest storage of litchi (Litchi chinensis Sonn) fruit. Postharvest Biology and Technology, 12(2): 195 -202.

9. White T. J., Bruns T., Lee S. and Taylor J., 1990. Amplification and direct sequencing of fungal ribosomal RNA genes for phylogenetics. In: Innis M. A., Gelfand D. H., Sninsky J. J., White T. J., editors. PCR protocols: a guide to methods and applications. San Diego, Calif: Academic Press, Inc: 315-322

Tải xuống

Số lượt xem: 4
Tải xuống: 8

Đã Xuất bản

29-01-2024

Cách trích dẫn

[1]
Khá, T. Đình và Hiền, N.T.T. 2024. ĐẶC ĐIỂM HÌNH THÁI VÀ PHÂN TÍCH TRÌNH TỰ GEN 28S - rRNA CỦA LOÀI NẤM LIÊN QUAN ĐẾN BỆNH THỐI QUẢ VẢI TẠI LỤC NGẠN - BẮC GIANG. TẠP CHÍ KHOA HỌC LÂM NGHIỆP. 4 (tháng 1 2024).

Số

Chuyên mục

Bài viết

Các bài báo được đọc nhiều nhất của cùng tác giả

1 2 > >>