ẢNH HƯỞNG CỦA CÁC THỜI ĐIỂM TRỒNG TRONG VỤ XUÂN 2017 ĐẾN SINH TRƯỞNG VÀ NĂNG SUẤT CÂY GIẢO CỔ LAM TẠI HUYỆN VĂN CHẤN, TỈNH YÊN BÁI


Các tác giả

  • Trần Trung Kiên Trường Đại học Nông Lâm Thái Nguyên
  • Trần Đình Hà Phân hiệu Trường Đại học Lâm nghiệp
  • Phan Thị Thu Hằng Trường Đại học Nông Lâm Thái Nguyên
  • Dương Trung Dũng Trường Đại học Nông Lâm Thái Nguyên

Từ khóa:

Giảo cổ lam 5 lá chét,, Giảo cổ lam 7 lá chét, năng suất,, sinh trưởng, thời điểm trồng, vụ xuân, Yên Bái

Tóm tắt

Đề tài nghiên cứu 3 thời điểm trồng khác nhau trong vụ Xuân năm 2017 (ngày 01/01, 01/02 và 01/3) cho hai loài Giảo cổ lam (GCL): 5 lá chét và 7 lá chét trồng bằng hom cành tại huyện Văn Chấn, tỉnh Yên Bái. Thí nghiệm được bố trí theo kiểu khối ngẫu nhiên hoàn chỉnh (RCBD) với 3 lần nhắc lại. Kết quả nghiên cứu cho thấy: Trồng tại thời điểm ngày 01/01, hai loài GCL đều cho khả năng sinh trưởng tốt và năng suất sinh khối cao hơn trồng vào hai thời điểm sau đó. Trồng tại thời điểm ngày 01/01, sau 105 ngày, loài GCL 5 và 7 lá chét có chiều dài tương ứng: 111,23 và 114,19cm, số cành/cây: 9,97 và 13,67 cành, cao hơn 2 thời điểm trồng ngày 01/02 và 01/3. Số lá/cây đạt tương ứng
39,43 và 41,73 lá/cây, tương đương hoặc cao hơn trồng ngày 01/02 và 01/3. Năng suất sinh khối tươi trên mặt đất khai thác lần 1 sau 105 ngày của loài 5 lá chét ở các thời điểm trồng khác nhau từ 1,00 - 1,51 tấn/ha, của loài 7 lá chét dao động từ 1,10 - 1,63 tấn/ha, trong khi năng suất sinh khối khô tương ứng từ 0,19 - 0,30 tấn/ha và 0,22 - 0,35 tấn/ha. Cả 2 loài trồng vào tháng 1 cho năng suất tươi và khô cao hơn trồng vào tháng 2 và tháng 3. Loài GCL 7 lá chét thể hiện sinh trưởng mạnh, cho sinh khối lớn và năng suất cao hơn loài GCL 5 lá chét ở các thời điểm trồng khác nhau

Tài liệu tham khảo

1. Võ Văn Chi, 2004. Từ điển thực vật thông dụng. Nxb Khoa học và Kỹ thuật, Hà Nội.

2. Nguyễn Thị Minh Huệ, Nguyễn Khác Hải, Hoàng Thị Thắm, Trần Đình Mạnh, Nguyễn Tiên Phong, 2013. Giáo trình trồng GCL cho sơ cấp nghề. Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.

3. Phạm Ngọc Khánh, 2013. Nghiên cứu đặc điểm nông sinh học và một số biện pháp kỹ thuật trong nhân giống vô tính đối với cây Giảo cổ lam tại huyện Chiêm Hóa tỉnh Tuyên Quang. Luận văn thạc sỹ khoa học Nông nghiệp, Đại học Nông Lâm Thái Nguyên.

4. Nguyễn Minh Khởi, Nguyễn Văn Thuật, Ngô Quốc Luật, 2013. Kỹ thuật trồng cây thuốc. Nxb Nông nghiệp.

5. Bùi Đình Lãm, Nguyễn Thị Tình, Nguyễn Văn Duy, Nguyễn Văn Bảo, Lã Văn Hiền, Ngô Xuân Bình, 2015. Nghiên cứu khả năng nhân giống cây GCL (Gynostemma pentaphyllum T.) bằng phương pháp Invitro. Tạp chí Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, tháng 11/2015, Tr. 249 - 256.

6. Cầm Thị Tú Lan, Nguyễn Văn Hùng, Nguyễn Anh Dũng, Diệp Xuân Tuấn, Lò Minh Đức, 2011. Nghiên cứu gây trồng và phát triển cây Giảo cổ lam tại Sơn La. Báo cáo tổng kết đề tài NCKH cấp t

Tải xuống

Số lượt xem: 4
Tải xuống: 2

Đã Xuất bản

23-02-2024

Cách trích dẫn

[1]
Kiên, T.T., Hà, T. Đình, Hằng, P.T.T. và Dũng, D.T. 2024. ẢNH HƯỞNG CỦA CÁC THỜI ĐIỂM TRỒNG TRONG VỤ XUÂN 2017 ĐẾN SINH TRƯỞNG VÀ NĂNG SUẤT CÂY GIẢO CỔ LAM TẠI HUYỆN VĂN CHẤN, TỈNH YÊN BÁI. TẠP CHÍ KHOA HỌC LÂM NGHIỆP. 3 (tháng 2 2024).

Số

Chuyên mục

Bài viết

Các bài báo được đọc nhiều nhất của cùng tác giả