TĂNG THU DI TRUYỀN THỰC TẾ CỦA GIỐNG KEO TAI TƯỢNG ĐƯỢC CHỌN LỌC SO VỚI GIỐNG NGUYÊN SẢN VÀ ĐẠI TRÀ TẠI VÙNG BẮC TRUNG BỘ VÀ NAM TRUNG BỘ


Các tác giả

  • Đỗ Hữu Sơn Viện nghiên cứu Giống và CNSH Lâm nghiệp
  • Võ Đại Hải Viện Khoa học Lâm nghiệp Việt Nam
  • Ngô Văn Chính Viện nghiên cứu Giống và CNSH Lâm nghiệp
  • Nguyễn Đức Kiên Viện nghiên cứu Giống và CNSH Lâm nghiệp

Từ khóa:

Keo tai tượng, rừng giống chuyển hóa, tăng thu di truyền, vườn giống, xuất xứ nguyên sản

Tóm tắt

Mục tiêu của nghiên cứu nhằm đánh giá mức độ tăng thu di truyền từ nguồn hạt giống ở các vườn giống vô tính, vườn giống hữu tính Keo tai tượng so với hạt nguyên sản và hạt đại trà. Nghiên cứu được tiến hành trên hai khảo nghiệm mở rộng tại vùng Bắc Trung bộ (Đông Hà, Quảng Trị) và Nam Trung bộ (Quy Nhơn, Bình Định) xây dựng tháng 12 năm 2014 với 8 nguồn hạt giống Keo tai tượng từ các vườn giống, rừng giống, xuất xứ nguyên sản và hạt đại trà. Sau 30 đến 32 tháng tuổi, các khảo nghiệm đều có tỷ lệ sống rất cao từ 81,5 - 95,5%, và có sự sai khác rõ rệt về sinh trưởng giữa các lô hạt, trong đó các lô hạt từ vườn giống có sinh trưởng vượt trội. Mặc dù có sự khác biệt về tốc độ sinh trưởng nhưng không có sự khác biệt về thứ tự xếp hạng về sinh trưởng giữa các lô hạt trong hai khảo nghiệm. Lô hạt từ các vườn giống tại Bàu Bàng, Bình Dương và Ba Vì, Hà Nội có sinh trưởng vượt trội với năng suất đạt từ 17 đến 22 m3 /ha/năm, vượt từ 10 - 69% so với lô hạt từ xuất xứ nguyên sản và từ 140 - 218% so với hạt đại trà; tiếp theo là các lô hạt xuất xứ nguyên sản từ Papua New Guinea (Balimo và Oriomo) với năng suất đạt từ 10 đến 16 m3 /ha/năm; các lô hạt từ các rừng giống chuyển hóa ở Hàm Yên, Tuyên Quang và Long Thành, Đồng Nai và lô hạt đại trà có sinh trưởng kém nhất với năng suất chỉ đạt từ 6,7 đến 7,5 m3 /ha/năm. Kết quả nghiên cứu khẳng định lợi ích khi sử dụng hạt giống được cải thiện từ các vườn giống được công nhận trong trồng rừng.

Tài liệu tham khảo

1. Võ Đại Hải, 2016. Báo cáo sơ kết đề tài “Nghiên cứu các biện pháp kỹ thuật tổng hợp để phát triển trồng rừng

cung cấp gỗ lớn các loài Keo tai tượng, Keo lá tràm và bạch đàn trên lập địa sau khai thác ít nhất hai chu kỳ tại

một số vùng trồng rừng tập trung”. Viện Khoa học Lâm nghiệp.

2. Hà Huy Thịnh, Phí Hồng Hải, Nguyễn Đức Kiên, 2011. Chọn tạo giống và nhân giống cho một số loài cây trồng

rừng chủ yếu, tập 4. Nhà xuất bản Nông nghiệp.

3. Vũ Tiến Hinh, Phạm Ngọc Giao, 1997. Giáo trình điều tra rừng, Trường Đại học Lâm nghiệp.

4. Lê Đình Khả, Dương Mộng Hùng, 1998. Cải thiện giống cây rừng, Trường Đại học Lâm nghiệp.

5. Tổng cục Lâm nghiệp, 2014. Báo cáo kiểm kê rừng toàn quốc.

6. Doran, J. C., Turnbull, J. W., Martensz, P. N., Thomson, L. A. J., and Hall, N., 1997. Introduction to the species

digests. Australian Trees and Shurbs: species for land rehabilitation and farm planting in the tropics. Ed. J. C.

Doran and J.W. Turnbull. ACIAR monograph. No.24: p. 89 - 344.

7. Williams, E.R., Matheson, A.C. and Harwood, C.E., 2002. Experimental design and analysis for use in tree

improvement. CSIRO publication, 174 pp. ISBN: 0643062599.

Tải xuống

Số lượt xem: 4
Tải xuống: 3

Đã Xuất bản

23-02-2024

Cách trích dẫn

[1]
Sơn, Đỗ H., Hải, V. Đại, Chính, N.V. và Kiên, N. Đức 2024. TĂNG THU DI TRUYỀN THỰC TẾ CỦA GIỐNG KEO TAI TƯỢNG ĐƯỢC CHỌN LỌC SO VỚI GIỐNG NGUYÊN SẢN VÀ ĐẠI TRÀ TẠI VÙNG BẮC TRUNG BỘ VÀ NAM TRUNG BỘ. TẠP CHÍ KHOA HỌC LÂM NGHIỆP. 1 (tháng 2 2024).

Số

Chuyên mục

Bài viết

Các bài báo được đọc nhiều nhất của cùng tác giả

<< < 1 2 3 4 5 6 > >>