ỨNG DỤNG GIS VÀ VIỄN THÁM XÂY DỰNG BẢN ĐỒ PHÂN VÙNG THÍCH NGHI LOÀI SÂU RÓM THÔNG (Dendrolimus punctatus) TẠI HUYỆN TĨNH GIA, THANH HÓA


Các tác giả

  • Nguyễn Hải Hoa Bộ môn Kỹ thuật Môi trường, Trường Đại học Lâm nghiệp Việt Nam
  • Phạm Việt Bắc Chi cục Phát triển Lâm nghiệp, Thanh Hóa

Từ khóa:

Bản đồ phân vùng, , dịch sâu róm thông, GIS, , huyện Tĩnh Gia, viễn thám, Thanh Hóa

Tóm tắt

Thông là một trong những loài cây trồng có giá trị kinh tế cao, nhựa
Thông được dùng trong nhiều ngành công nghiệp. Việc trồng thông thuần loài trên quy mô lớn có nguy cơ rất cao về sâu bệnh hại ở Việt Nam, đặc biệt tại huyện Tĩnh Gia, tỉnh Thanh Hóa. Vì vậy, công tác phòng trừ sâu bệnh hại rất cần thiết đối với khu vực nghiên cứu. Sâu róm thông chủ yếu gây hại các loài thông, đặc biệt được trồng thuần loài, chúng có khả năng sinh sản nhanh, chỉ trong một thời gian ngắn có thể tăng lên thành một quần thể gây hại vô cùng lớn. Việc ứng dụng GIS và viễn thám để phân vùng thích nghi với khả năng phát triển của loài Sâu róm thông làm cơ sở đề xuất các biện pháp phòng tránh kịp thời có ý nghĩa rất quan trọng cho huyện Tĩnh Gia. Kết quả điều tra cho thấy nhóm yếu tố có ảnh hưởng trực tiếp tới sinh trưởng và phát triển của Sâu róm thông gồm các yếu tố nhiệt độ, độ ẩm, thức ăn, hướng phơi và độ cao. Yếu tố nhiệt độ là yếu tố qua trọng nhất vì nó thay đổi qua các tháng trong năm và qua các năm, các yếu tố còn lại không có sự thay đổi lớn. Với việc sử dụng phần mềm ArcGIS 10.2 thông qua việc chồng xếp lớp bản đồ, nghiên cứu đã xác định vùng có mật độ Sâu róm thông cao tại khu vực nghiên cứu. Kết quả cho thấy tình hình phát sinh phát triển của Sâu róm thông đang ở ngưỡng an toàn không có khả năng bùng phát thành dịch. Diện tích có mật độ Sâu róm thông cao chỉ chiếm tỷ lệ nhỏ với 2,7%, diện tích không có Sâu róm thông có tỷ lệ cao với 70,4%. Kết quả này là cơ sở cho việc dự báo khả năng xảy ra dịch Sâu róm thông năm kế tiếp trong bối cảnh nhiệt độ Trái đất đang ấm dần lên, đó là điều kiện để Sâu róm thông phát triển mạnh.

Tài liệu tham khảo

1. Lê Văn Bình, Phạm Quang Thu, 2008. Sâu róm 4 chùm lông hại Thông mã vĩ (Pinus Massoniana Lambert) ở các tỉnh Bắc Giang và Lạng Sơn, Tạp chí Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, số 6, Hà Nội.

2. Nguyễn Hải Hòa, 2017. Sử dụng ảnh Landsat đánh giá biến động nhiệt độ bề mặt đất và đề xuất giải pháp giảm thiểu khu vực huyện Chương Mỹ, Hà Nội giai đoạn 2000- 2015. T/c Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, số 2, tr. 140-148. ISSN: 1859- 4581

3. Lê Mạnh Hùng, 2011. Nghiên cứu một số đặc điểm sinh học của Sâu róm thông (Dendrolimus punctatus Walker) làm cơ sở đề xuất biện pháp phòng trừ tại Ban quản lý rừng phòng hộ Tĩnh Gia, Thanh Hóa.

4. Trần Công Loanh, 1989. Côn trùng lâm nghiệp, Trường ĐH Lâm nghiệp, Hà Nội.

5. Nguyễn Thế Nhã, Trần Công Loanh, Trần Văn Mão, 2001. Điều tra dự tính, dự báo sâu bệnh trong lâm nghiệp, Trường ĐH Lâm nghiệp, Hà Nội.

6. Nguyễn Thế Nhã, Trần Công Loanh , 2002. Kỹ thuật phòng trừ sâu hại, Bài giảng ĐHLN, Hà Nội.

7. Trần Văn Mão, 2006. Những vấn đề trong quản lý sâu bệnh hại rừng, Hà Nội.

8. Trung tâm Bảo vệ thực vật Nghệ An , 2005. Theo dõi quy luật phát sinh phát triển, xây dựng phương pháp điều tra, dự tính dự báo và biện pháp phòng trừ sâu róm hại thông (Dendrolimus punctatus Walker), Nghệ An.

9. UBND (Ủy ban Nhân dân) tỉnh Thanh Hóa, 2005. Chiến lược phát triển lâm nghiệp tỉnh Thanh Hóa giai đoạn 2001-2010, Thanh Hóa.

Tải xuống

Số lượt xem: 9
Tải xuống: 4

Đã Xuất bản

23-02-2024

Cách trích dẫn

[1]
Hoa, N.H. và Bắc, P.V. 2024. ỨNG DỤNG GIS VÀ VIỄN THÁM XÂY DỰNG BẢN ĐỒ PHÂN VÙNG THÍCH NGHI LOÀI SÂU RÓM THÔNG (Dendrolimus punctatus) TẠI HUYỆN TĨNH GIA, THANH HÓA . TẠP CHÍ KHOA HỌC LÂM NGHIỆP. 2 (tháng 2 2024).

Số

Chuyên mục

Bài viết

Các bài báo được đọc nhiều nhất của cùng tác giả

1 2 > >>