ĐẶC ĐIỂM CẤU TRÚC LÂM PHẦN CÓ DẺ XANH PHÂN BỐ VÀ TÁI SINH LOÀI DẺ XANH (Lithocarpus pseudosundaicus (Hickel et A.Camus) Camus) TẠI MỘT SỐ TỈNH MIỀN NÚI PHÍA BẮC


Các tác giả

  • Bùi Trọng Thủy Trung tâm Khoa học Lâm nghiệp Đông Bắc Bộ
  • Lương Thế Dũng Trung tâm Nghiên cứu Lâm sản ngoài gỗ
  • Lê Văn Quang Trung tâm Nghiên cứu và Chuyển giao Kỹ thuật lâm sinh

Từ khóa:

Cấu trúc và tái sinh, Dẻ xanh, miền núi phía Bắc

Tóm tắt

Nghiên cứu được thực hiện tại 8 tỉnh gồm: Bắc Giang, Hà Giang, Hà Nội, Cao Bằng, Hoà Bình, Lào Cai, Tuyên Quang, Vĩnh Phúc, trong các trạng thái rừng tự nhiên có loài Dẻ xanh phân bố. Kết quả cho thấy: Dẻ xanh có phân bố ở 4 trạng thái rừng IIA, IIB, IIIA1 và IIIA3, ở đai cao 100 -700m, tập trung chủ yếu ở trạng thái IIA và IIB và đai cao dưới 500m. Đặc điểm chung của tầng cây cao: mật độ dao động 468 - 1.044 cây/ha; với 15 - 34 loài, trong đó có 3 - 13 loài tham gia chính vào công thức tổ thành với hệ số tổ thành 5,0 - 29,3%; rừng có 3 tầng tán chính với độ tàn che 0,5 - 0,7. Mật độ của loài Dẻ xanh khá thấp, dao động 4 - 84 cây/ha và thường mọc thành cụm 2 - 5 cây, trong đó phân bố tập trung nhất ở đai cao 100 - 300m với số lượng 44 - 84 cây/ha. Tầng cây tái sinh có mật độ dao động từ 1.680 - 4.000 cây/ha; với 14 - 25 loài, trong đó có 4 - 9 loài tham gia chính vào công thức tổ thành; 79,7% cây tái sinh có nguồn gốc từ hạt và 20,1% có nguồn gốc từ chồi. Tỷ lệ cây tái sinh có phẩm chất xấu là 9,3%; tỷ lệ cây tái sinh có triển vọng có chiều cao lớn hơn 2m là 12,2%. Mật độ Dẻ xanh tái sinh dao động 80 - 400 cây/ha, trong đó 82,7% Dẻ xanh tái sinh từ hạt và từ chồi là 17,3%; tỷ lệ cây tái sinh của Dẻ xanh có phẩm chất xấu là 6,6%; tỷ lệ cây tái sinh Dẻ xanh có triển vọng chỉ chiếm 6,1%. Cần áp dụng các biện pháp lâm sinh phù hợp như để lại các loài cây mẹ có giá trị cao để gieo giống, chặt bớt cây phi mục đích ở tầng cây cao và tầng cây tái sinh,... nhằm cải thiện tổ thành tầng cây cao và tầng cây tái sinh, góp phần nâng cao năng suất chất lượng rừng tự nhiên trong khu vực nghiên cứu

Tài liệu tham khảo

1. Lê Mộng Chân, Lê Thị Huyên, 2000. Thực vật rừng Việt Nam. NXB Nông nghiệp, Hà Nội.

2. Lương Thế Dũng, 2017. Nghiên cứu kỹ thuật gây trồng Máu chó lá to (Knema pierrei Warb.), Chò xanh (Terminalia myriocarpa Huerch), Dẻ xanh (Lithocarpus pseudosundaicus (Hickel et A.Camus) Camus) cung cấp gỗ lớn cho khu vực phía Bắc. Báo cáo tổng kết đề tài. Viện Khoa học lâm nghiệp Việt Nam.

3. Nguyễn Hải Tuất, Vũ Tiến Hinh, Ngô Kim Khôi, 2006. Phân tích thống kê trong Lâm nghiệp. Nhà xuất bản Nông nghiệp, Hà Nội

Tải xuống

Số lượt xem: 5
Tải xuống: 2

Đã Xuất bản

23-02-2024

Cách trích dẫn

[1]
Thủy, B.T., Dũng, L.T. và Quang, L.V. 2024. ĐẶC ĐIỂM CẤU TRÚC LÂM PHẦN CÓ DẺ XANH PHÂN BỐ VÀ TÁI SINH LOÀI DẺ XANH (Lithocarpus pseudosundaicus (Hickel et A.Camus) Camus) TẠI MỘT SỐ TỈNH MIỀN NÚI PHÍA BẮC. TẠP CHÍ KHOA HỌC LÂM NGHIỆP. 2 (tháng 2 2024).

Số

Chuyên mục

Bài viết

Các bài báo được đọc nhiều nhất của cùng tác giả

1 2 > >>