NGHIÊN CỨU NHÂN GIỐNG SINH DƯỠNG VÀ KỸ THUẬT GÂY TRỒNG VÙ HƯƠNG (Cinnamomum balansae H.Lec) TẠI ĐOAN HÙNG - PHÚ THỌ


Các tác giả

  • Nguyễn Minh Thanh Trường Đại học Lâm nghiệp
  • Đào Hùng Mạnh Trung tâm KHLN vùng Trung tâm Bắc Bộ

Từ khóa:

Nhân giống sinh dưỡng,, gây trồng, Vù hương, Phú Thọ

Tóm tắt

Kết quả nghiên cứu nhân giống Vù hương (Cinnamomum balansae H.Lec) bằng phương pháp giâm hom và trồng thử nghiệm 3 xuất xứ Tuyên Quang, Ninh Bình và Phú Thọ với 2 công thức là trồng theo băng và trên đất trống sau 3 năm cho thấy: Hom cây Vù hương có khả năng ra rễ cao vì không dùng thuốc kích thích khả năng ra rễ vẫn có thể đạt tỷ lệ hom ra rễ là 33,7%. IBA là loại thuốc cho tỷ lệ hom ra rễ trung bình đạt cao nhất (60%), tiếp theo là IAA (53,3%) thấp nhất là NAA (51,7%). Nồng độ thuốc kích thích cho tỷ lệ ra rễ cao nhất ở 2 loại thuốc IBA và NAA là 1,5%. Với loại thuốc IAA cả 4 loại nồng độ đều cho tỷ lệ ra rễ như nhau và chưa có sự khác biệt sau 40 ngày theo dõi. Sau 3 năm trồng tại Đoan Hùng Phú Thọ các xuất xứ Vù hương ở phương thức trồng theo băng cho sinh trưởng về D o và H vn cao hơn trồng ở nơi đất trống. Trong công thức trồng theo băng sinh trưởng của Vù hương xuất xứ Tuyên Quang cho sinh trưởng tốt nhất với o D= 4,10cm, vn H = 3,43m; tiếp theo là xuất xứ Ninh Bình và nhỏ nhất là xuất xứ Phú Thọ có o D = 2,93cm, vnH= 2,15m. Với thí nghiệm trồng trên đất trống thì xuất xứ Tuyên Quang cũng cho sinh trưởng tốt nhất với o D= 3,72cm, vn H = 3,09m và thấp nhất là xuất xứ Phú Thọ có o D= 2,69cm, vn H = 2,1m. Như vậy sau 3 năm trồng tại
Đoan Hùng Phú Thọ bước đầu đã cho thấy Vù hương xuất xứ Tuyên Quang cho sinh trưởng tốt hơn so với các xuất xứ Ninh Bình và Phú Thọ.

Tài liệu tham khảo

1. Đỗ Đình Sâm, Ngô Đình Quế, 2006. Đất và dinh dưỡng đất, ẩm nang ngành lâm nghiệp. hương trình hỗ tr ngành lâm nghiệp và đối tác.

2. Hà Văn Tiệp, 2015. Nghiên cứu các biện pháp kỹ thuật gây trồng một số loài cây bản đ a Trai L (Garcinia fagraeoides A.Chev), Vù Hương (Cinnamomum balansae H.Lec) và Sưa (Dalbergia tonkinensis Prain) nhằm ph c hồi các trạng thái rừng nghèo kiệt tại Tây Bắc. Báo cáo kết quả đề tài N KH cấp Bộ, Viện Khoa học Lâm nghiệp Việt Nam.

3. Nguyễn Hải Tuất, Nguyễn Trọng Bình, 2005. Khai thác và sử d ng SPSS để xử lí số liệu nghiên cứu trong lâm nghiệp, Nxb Nông nghiệp, Hà Nội.

Tải xuống

Số lượt xem: 0
Tải xuống: 2

Đã Xuất bản

23-02-2024

Cách trích dẫn

[1]
Thanh, N.M. và Mạnh, Đào H. 2024. NGHIÊN CỨU NHÂN GIỐNG SINH DƯỠNG VÀ KỸ THUẬT GÂY TRỒNG VÙ HƯƠNG (Cinnamomum balansae H.Lec) TẠI ĐOAN HÙNG - PHÚ THỌ. TẠP CHÍ KHOA HỌC LÂM NGHIỆP. 4 (tháng 2 2024).

Số

Chuyên mục

Bài viết

Các bài báo được đọc nhiều nhất của cùng tác giả