ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ KINH TẾ, XÃ HỘI VÀ MÔI TRƯỜNG MỘT SỐ MÔ HÌNH TRỒNG RỪNG SẢN XUẤT TẠI HUYỆN YÊN LẬP, TỈNH PHÚ THỌ


Các tác giả

  • Nguyễn Hải Hòa Bộ môn Kỹ thuật Môi trường, Trường Đại học Lâm nghiệp Việt Nam
  • Nguyễn Văn Phong Chi cục Phát triển Lâm nghiệp Phú Thọ

Từ khóa:

Bạch đàn, keo,, hiệu quả kinh tế, môi trường sinh thái, rừng trồng, sử dụng đất, xói mòn

Tóm tắt

Kết quả nghiên cứu cho thấy có 06 mô hình rừng trồng rừng sản xuất tại Yên Lập, mô hình rừng trồng thâm canh gỗ nhỏ có tỷ lệ sống, tỷ lệ cây tốt, các chỉ tiêu sinh trưởng, trữ lượng rừng khá cao và không có sự khác biệt nhiều giữa các loài cây với nhau, các chỉ tiêu này cao hơn hẳn so với mô hình rừng trồng quảng canh. Đánh giá hiệu quả rừng trồng sản xuất cho thấy các mô hình trồng rừng sản xuất đều có lãi, trong đó mô hình trồng gỗ lớn có hiệu quả kinh tế cao nhất. Tuy nhiên, mô hình tr ồng gỗ lớn tạo ra số công lao động thấp nhất trên 01 năm so với mô hình trồng rừng Keo tai tượng và keo lai. Về hiệu quả sinh thái môi trường, mô hình trồng bạch đàn có cường độ xói mòn đất (1,5 mm/năm) cao hơn mô hình trồng keo (0,78 mm/năm), mô hình trồng rừng thâm canh có cường độ xói mòn (0,81 mm/năm) cao hơn so với mô hình trồng rừng quảng canh (0,71 mm/năm). Đánh giá hiệu quả tổng hợp cho thấy mô hình trồng gỗ lớn Ect cao nhất (0,82), đây là mô hình hiệu quả nhất trong khi mô hình trồng rừng bạch đàn có Ect thấp nhất (0,60). Trên cơ sở kết quả nghiên cứu, bài báo đã đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả phát triển trồng rừng sản xuất tại Yên Lập.

Tài liệu tham khảo

1. Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, 2014. Quyết định về việc công bố Hiện trạng rừng toàn quốc năm 2013, Số 3322/QĐ - BNN - TCLN, Hà Nội.

2. Bộ Nông nghiệp và PTNT, 2013. Quyết định số 1565/QĐ - BNN - TCLN ngày 08/7/2013, phê duyệt Đề án tái cơ cấu ngành nông nghiệp, Hà Nội.

3. Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, 2005. Quyết định số 38/2005/QĐ - BNN ngày 06/7/2005 về việc ban hành định mức kinh tế kỹ thuật trồng rừng, khoanh nuôi xúc tiến tái sinh rừng và bảo vệ rừng.

4. Vương Văn Quỳnh, Phùng Văn Khoa, 1999. Khả năng giữ nước của rừng thông ở Khu vực thí nghiệm Trường Đại học Lâm nghiệp. Tạp chí NN&PTNT, số 10, trang 47 - 48.

Tải xuống

Số lượt xem: 3
Tải xuống: 0

Đã Xuất bản

23-02-2024

Cách trích dẫn

[1]
Hòa, N.H. và Phong, N.V. 2024. ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ KINH TẾ, XÃ HỘI VÀ MÔI TRƯỜNG MỘT SỐ MÔ HÌNH TRỒNG RỪNG SẢN XUẤT TẠI HUYỆN YÊN LẬP, TỈNH PHÚ THỌ. TẠP CHÍ KHOA HỌC LÂM NGHIỆP. 2 (tháng 2 2024).

Số

Chuyên mục

Bài viết