ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG VÀ TIỀM NĂNG PHÁT TRIỂN KEO LÁ LIỀM (Acacia crassicarpa A.Cunn ex Benth) TRÊN VÙNG CÁT VEN BIỂN TỈNH QUẢNG TRỊ


Các tác giả

  • Lê Đức Thắng Viện Nghiên cứu và Phát triển Vùng, Bộ Khoa học và Công nghệ
  • Ngô Đình Quế Hội Khoa học Kỹ thuật Lâm nghiệp Việt Nam
  • Lê Tất Khương Viện Nghiên cứu và Phát triển Vùng, Bộ Khoa học và Công nghệ
  • Phạm Văn Ngân Viện Nghiên cứu và Phát triển Vùng, Bộ Khoa học và Công nghệ
  • Nguyễn Đắc Bình Minh Viện Nghiên cứu và Phát triển Vùng, Bộ Khoa học và Công nghệ
  • Cao Hồng Nhung Viện Nghiên cứu và Phát triển Vùng, Bộ Khoa học và Công nghệ

Từ khóa:

Đất cát ven biển, keo lá liềm, mức độ thích hợp, tiềm năng phát triển

Tóm tắt

Vùng cát ven biển tỉnh Quảng Trị có khoảng 34.152ha, chiếm 7,2% tổng diện tích tự nhiên, trong đó cồn cát trắng vàng, bãi cát (Cc) có 21.089ha, chiếm 61,8%; đất cát biển (C) có 10.410ha, chiếm 30,5%; cồn cát vàng (Cv) có 2.647ha, chiếm 7,8% và bãi cát ven sôn g (Cb) có 5,4ha, chiếm 0,02% tổng diện tích bãi cát, cồn cát và đất cát biển. Vùng cát nằm trên địa bàn 25 xã dọc ven biển thuộc 4 huyện Vĩnh Linh, Do Linh, Triệu Phong và Hải Lăng. Diện tích đất cát hoang hóa chưa sử dụng còn khá lớn, chiếm 29,3% (10.020h a) tổng diện tích đất cát ven biển của tỉnh. Diện tích rừng chắn gió chắn cát ven biển có khoảng 16.428ha, chủ yếu trồng Keo lá tràm và Phi lao trên lập địa cát trắng, cát di động nên cây trồng sinh trưởng phát triển kém, khả năng phòng hộ thấp. Ở vùng cát nội đồng Keo lá liềm được đưa vào thử nghiệm từ năm 2000, đến nay đã trồng được 23ha, trong đó 17ha ở Triệu Phong và 6ha ở Gio Linh. Cây Keo lá liềm sinh trưởng phát triển tốt, tỷ lệ sống sau 27 tháng tuổi đạt trên 90,0%. Chiều cao cây và đường kính gốc có tương quan chặt, thông qua phương trình: Hvn= 0,109 + 0,365*Dgoc (R = 0,69, p - value < 2,2e - 16). Trên cơ
sở xác định các yếu tố chính ảnh hưởng đến sinh trưởng phát triển cây trồng và tiềm năng sản xuất đất cát vùng ven biển, đề tài đánh giá tiềm năng phát triển cây Keo lá liềm phục vụ công tác trồng rừng vùng cát ven biển tỉnh Quảng Trị là tương đối lớn, mức độ thích hợp trung bình (S2) cho cây Keo lá liềm tập trung chủ yếu trên lập địa cồn cát trắng vàng (Cc) khoảng 21.089ha và lập địa cồn cát vàng (Cv) khoảng 2.647ha

Tài liệu tham khảo

1. Lê Thanh Bồn, 1998. Thành phần và một số đặc điểm của nguyên tố lân ở đất cát biển. Tạp chí Khoa học đất. Số 10, tr. 54 - 62.

2. Tôn Thất Chiểu, Lê Thái Bạt, 1998. Nghiên cứu phân loại đất vùng Duyên hải miền Trung (thực hiện mô hình toàn tỉnh Bình Định). Tạp chí Khoa học Đất. Số 10, tr. 39 - 46

3. Nguyễn Thị Liệu, 2015. Kỹ thuật lên líp, bón phân và mật độ thích hợp trồng rừng Keo lá liềm trên đất cát nội đồng vùng Bắc Trung bộ. Quyết định số 194a/QĐ-TCLN-KH&HTQT ngày 05/5/2015 của Tổng cục trưởng Tổng cục Lâm nghiệp.

4. Thái Văn Trừng, 1998. Những hệ sinh thái rừng nhiệt đới ở Việt Nam. Nxb Khoa học và Kỹ thuật, Hà Nội, 1998.

5. Đặng Văn Thuyết, Triệu Thái Hưng, Nguyễn Thanh Đạm, 2005. Nghiên cứu xác định mô hình rừng phòng hộ trên cát di động ở ven biển tỉnh Quảng Bình. Báo cáo tổng kết đề tài cấp Bộ. Viện Khoa học Lâm nghiệp Việt Nam.

6. Nguyễn Văn Tuấn, 2014. Phân tích số liệu với R. Nxb Tổng hợp TP HCM. 2014.

7. Lê Đức Thắng, Ngô Đình Quế, Lê Tất Khương, Nguyễn Đắc Bình Minh, Phạm Văn Ngân, 2015. Ảnh hưởng của phân bón, chất giữ ẩm đến sinh trưởng cây Keo lá liềm (Acacia crassicarpa A. Cunn ex Benth) ở chu kỳ 2 trên đất cát ven biển tại Hà Tĩnh. Tạp chí Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, (23), kỳ 1, tháng 12/2015, tr. 117 - 124.

Tải xuống

Số lượt xem: 3
Tải xuống: 1

Đã Xuất bản

23-02-2024

Cách trích dẫn

[1]
Thắng, L. Đức, Quế, N. Đình, Khương , L.T., Ngân, P.V., Minh , N. Đắc B. và Nhung, C.H. 2024. ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG VÀ TIỀM NĂNG PHÁT TRIỂN KEO LÁ LIỀM (Acacia crassicarpa A.Cunn ex Benth) TRÊN VÙNG CÁT VEN BIỂN TỈNH QUẢNG TRỊ. TẠP CHÍ KHOA HỌC LÂM NGHIỆP. 2 (tháng 2 2024).

Số

Chuyên mục

Bài viết