PHÂN LẬP, TUYỂN CHỌN MỘT SỐ CHỦNG VI KHUẨN NỘI SINH TẠO CHẤT KÍCH THÍCH SINH TRƯỞNG INDOLE-3 - ACETIC AXÍT (IAA) VÀ ĐỐI KHÁNG NẤM GÂY BỆNH THỐI CỔ RỄ CÂY THÔNG


Các tác giả

  • Nguyễn Thị Thúy Nga Viện Khoa học Lâm nghiệp Việt Nam

Từ khóa:

Thông nhựa, vi khuẩn nội sinh, Indole-3 -Acetic Axít,, vi khuẩn đối kháng nấm gây bệnh.

Tóm tắt

Vi sinh vật nội sinh sống trong mô của tế bào thực vật, không gây hại cho cây
chủ mà thường tạo ra các chất có hoạt tính sinh học như: chất điều hòa sinh
trưởng, các chất kháng sinh, nhóm axít pholic... các hợp chất này đã phát huy
vai trò của nó đối với đời sống của cây chủ, kích thích sinh trưởng thực vật,
sinh kháng sinh ức chế sự phát triển của mầm bệnh, tăng sức đề kháng cho
cây. Việc phân lập và tuyển chọn vi sinh vật nội sinh cây Thông nhựa có khả
năng sinh tổng hợp Indole-3 - Acetic Axít (IAA) và các hợp chất kháng sinh
ức chế sự phát triển của mầm bệnh là rất cần thiết, có ý nghĩa khoa học và
thực tiễn lớn. Từ mẫu rễ/cành Thông nhựa đã phân lập được 2 chủng vi khuẩn
nội sinh ký hiệu là QI1
, và QI24, chủng QI1 được giám định là loài
Pseudomonas fluorescens có khả năng sinh tổng hợp IAA, đạt 11,872mg/l.
Khuẩn lạc có màu trắng đục, dày, mịn, mọc đều, có gram (-) tế bào hình hạt
gạo dài, kích thước tế bào 1,2  3,4µm. Chủng QI24 được xác định là loài
Bacillus subtilis đối kháng nấm Fusarium oxysporum gây bệnh thối cổ rễ
thông, sau 10 ngày có đường kính vòng ức chế nấm gây bệnh là 22mm, có
phản ứng màu dương tính với thuốc thử Salkowski, khả năng sinh tổng hợp
IAA đạt 5,312mg/l. Khuẩn lạc chủng này màu xanh lam nhạt, khuẩn lạc dày,
hơi sần, mọc lan, có gram (-) tế bào hình que ngắn, kích thước tế bào 0,7 
1,6 (µm). Cả hai chủng QI1 và chủng QI 24 đều có khả năng phát triển mạnh ở các điều kiện thường dễ nuôi cấy để sản xuất phân bón vi sinh vật tăng sinh trưởng cho cây thông và hạn chế bệnh thối cổ rễ.

Tài liệu tham khảo

1. Barbieri, R. L.,Makris, A., and Randall, R.W. Daniels,.G, Kistner,R. W., and Ryan, K. J., 1986. “Insulin stimulates androgen accumulation in incubation of ovarian stroma obtained from women with hyperandrogenism”. J. Clin. Endocrinol. Metab. 62,904 - 910.

2. Ruben Puga-Freitas, Samir Abbad, Agnès Gigon, Evelyne Garnier-Zarli, and Manuel Blouin., 2012. “Control of Cultivable IAA-Producing Bacteria by the Plant Arabidopsis thaliana and the Earthworm Aporrectodea caliginosa”. Applied and Environmental Soil Science Volume, Article ID 307415, 4 pages

3. Jinwi Kim, 2000. Isolation and purification of antifulgal compound and lactamase inhibitor from endophytic bacteria MS thesis, SNU

4. Đỗ Kim Nhung và Vũ Thành Công, 2011. “Khảo sát khả năng sinh tổng hợp IAA và cố định đạm của vi khuẩn Gluconacetobacter sp và Azospirillum sp. được phân lập từ cây Mía” Tạp chí Khoa học 2011:18a 161 - 167. Trường Đại học Cần Thơ.

5. Nguyễn Thị Huỳnh Như, Nguyễn Hữu Hiệp, Nguyễn Minh Đới, Trần Nguyễn Nhật Khoa và Thái Trần Minh Phương, 2013. “Phân lập các dòng vi khuẩn nội sinh có khả năng tổng hợp IAA và cố định đạm trên cây chuối” Phần B: Nông nghiệp, Thủy sản và Công nghệ Sinh học: 27 (2013): 24 - 31. Tạp chí Khoa học, Trường Đại học

Cần Thơ.

Tải xuống

Số lượt xem: 3
Tải xuống: 8

Đã Xuất bản

23-02-2024

Cách trích dẫn

[1]
Nga, N.T.T. 2024. PHÂN LẬP, TUYỂN CHỌN MỘT SỐ CHỦNG VI KHUẨN NỘI SINH TẠO CHẤT KÍCH THÍCH SINH TRƯỞNG INDOLE-3 - ACETIC AXÍT (IAA) VÀ ĐỐI KHÁNG NẤM GÂY BỆNH THỐI CỔ RỄ CÂY THÔNG. TẠP CHÍ KHOA HỌC LÂM NGHIỆP. 3 (tháng 2 2024).

Số

Chuyên mục

Bài viết

Các bài báo được đọc nhiều nhất của cùng tác giả