NGHIÊN CỨU CHỌN LỌC GIỐNG KEO SINH TRƯỞNG NHANH VÀ CHỐNG CHỊU BỆNH CHẾT HÉO CHO TRỒNG RỪNG TẠI LƯƠNG SƠN, HÒA BÌNH


Các tác giả

  • Nguyễn Đức Kiên Viện Nghiên cứu Giống và Công nghệ sinh học Lâm nghiệp
  • Dương Hồng Quân Viện Nghiên cứu Giống và Công nghệ sinh học Lâm nghiệp
  • Ngô Văn Chính Viện Nghiên cứu Giống và Công nghệ sinh học Lâm nghiệp

Từ khóa:

Keo lai, keo lai tam bội, sinh trưởng, chống chịu bệnh chết héo, năng suất

Tóm tắt

Mục tiêu của nghiên cứu nhằm chọn lọc các giống keo sinh trưởng nhanh và chống chịu bệnh chết héo do nấm Ceratocystis phục vụ trồng rừng ở Lương Sơn, Hòa Bình và các lập địa tương đồng. Nghiên cứu được tiến hành trên khảo nghiệm giống và mô hình trình diễn giống tại Lương Sơn, Hòa Bình. Kết quả đánh giá ở giai đoạn 41 tháng tuổi cho thấy có sự sai khác rõ rệt về sinh trưởng và khả năng chống chịu bệnh chết héo giữa các giống. Trong số các giống tham gia nghiên cứu, giống Keo lá tràm có khả năng chống chịu tốt nhất, giống keo lai X201, X205 và AH7 cũng có khả năng chống chịu tốt. Xét cả hai tiêu chí sinh trưởng tốt và chống chịu bệnh, nghiên cứu đề xuất giống X201 và AH7 được lựa chọn để phục vụ trồng rừng tại Lương Sơn, Hòa Bình và những nơi có điều kiện tương đồng.

Tài liệu tham khảo

1. Bộ Khoa học và Công nghệ, 2017. Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 8755:2017. Giống cây lâm nghiệp - Cây trội.

2. Bộ Khoa học và Công nghệ, 2017. Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 8761-1:2017. Giống cây lâm nghiệp - Khảo

nghiệm giá trị canh tác và giá trị sử dụng - phần 1: nhóm loài cây lấy gỗ.

3. Bộ Khoa học và Công nghệ, 2023. Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 8928:2023 - Phòng, chống bệnh hại cây rừng -

Hướng dẫn chung.

4. Nguyễn Minh Chí, 2022. Nấm Ceratocystis manginecans gây bệnh chết héo cây trồng lâm nghiệp và định hướng quản lý ở Việt Nam. Tạp chí Khoa học và Công nghệ Lâm nghiệp, số 1: 46 - 52.

5. Harwood, C.E., Hardiyanto, E.B. & Wong, C.Y., 2015. Genetic improvement of tropical acacias: achievements and challenges. Southern Forests: a Journal of Forest Science, DOI: 10.2989/20702620.2014.999302.

6. Nasution, A., Glen, M., Beadle, C., Mohammed, C. 2019. Ceratocystis wilt and canker-a disease that compromises the growing of commercial Acacia-based plantations in the tropics. Australian Forestry, 82 (1): 80 - 93.

7. Tô Xuân Phúc, Trần Lê Huy, Cao Thị Cẩm, 2021. Nguồn cung gỗ keo nguyên liệu của Việt Nam: Thực trạng và xu hướng. Tạp chí Gỗ Việt số 137.

8. Tarigan, M., Yuliarto, M., Gafur, A., Yong, W.C. and Sharma, M., 2016. Other Acacia species as a source of resistance to Ceratocystis. In International Workshop on Ceratocystis in tropical hardwood plantations, Yogyakarta, Indonesia.

9. Đào Quyết Thắng, 2012. Đánh giá hiệu quả kinh tế của rừng trồng keo lai tại Lâm trường Lương Sơn - Hòa Bình. Luận văn Thạc sỹ Trường Đại học Lâm nghiệp.

10. Viện Khoa học Lâm nghiệp Việt Nam, 2022. Giới thiệu các giống cây trồng lâm nghiệp và tiến bộ kỹ thuật đã được công nhận giai đoạn 2000 - 2021. Nhà xuất bản Khoa học tự nhiên và Công nghệ.

11. Williams, E.R., Matheson, A.C. and Harwood, C.E., 2002. Experimental design and analysis for use in tree improvement. CSIRO publication, 174 pp. ISBN: 0 643 06259 9.

Tải xuống

Số lượt xem: 10
Tải xuống: 26

Đã Xuất bản

02-12-2023

Cách trích dẫn

[1]
Kiên, N. Đức, Quân, D.H. và Chính, N.V. 2023. NGHIÊN CỨU CHỌN LỌC GIỐNG KEO SINH TRƯỞNG NHANH VÀ CHỐNG CHỊU BỆNH CHẾT HÉO CHO TRỒNG RỪNG TẠI LƯƠNG SƠN, HÒA BÌNH. TẠP CHÍ KHOA HỌC LÂM NGHIỆP. 4 (tháng 12 2023), 3–9.

Số

Chuyên mục

Bài viết

Các bài báo được đọc nhiều nhất của cùng tác giả

<< < 1 2 3 > >>