THAY ĐỔI TÍNH CHẤT ĐẤT DƯỚI RỪNG TRỒNG CAO SU TRÊN ĐẤT DỐC TẠI HƯƠNG KHÊ - HÀ TĨNH, VIỆT NAM


Các tác giả

  • Lê Bá Thưởng Trường Đại học Lâm nghiệp
  • Phạm Văn Điển Trường Đại học Lâm nghiệp
  • Đỗ Anh Tuân Trường Đại học Lâm nghiệp

Từ khóa:

Cao su, đất dốc,, suy thoái đất, tính chất đất, đất

Tóm tắt

Phát triển rừng trồng Cao su trên đất dốc có thể dẫn đến suy thoái đất mà
nguyên nhân chủ yếu là làm giảm tỉ lệ che phủ bề mặt đất của lớp phủ thực
vật, đặc biệt là giai đoạn chuẩn bị đất và khi rừng còn non. Tác giả đã tiến
hành nghiên cứu sự thay đổi tính chất đất dưới rừng trồng Cao su trên đất
dốc tại Hương Khê- Hà Tĩnh trong 6 năm đầu chu kì kinh doanh rừng. Kết
quả nghiên cứu cho thấy CEC, hàm lượng mùn, hàm lượng đạm, lân và kali
tổng số giảm mạnh trong hai năm đầu, đặc biệt tại những nơi có độ dốc cao.
Xu hướng phục hồi các tính chất trên của đất xuất hiện trong giai đoạn từ
năm thứ 3 đến năm thứ 6, tuy nhiên với tốc độ chậm. Các tính chất khác của
đất như dung trọng, độ chua, độ no bazơ, hàm lượng đạm, lân và kali dễ
tiêu tăng mạnh trong hai năm đầu. Tuy nhiên, sự gia tăng này là không bền
vững. Ngược lại, chúng có xu hướng giảm nhẹ trong giai đoạn từ năm thứ 3
đến năm thứ 6. Nguy cơ suy thoái đất ở các tính chất này rất rõ ràng, đặc
biệt là trong giai đoạn khai thác mủ sắp tới. Phương pháp làm đất bằng phát
đốt toàn diện, chế độ bón phân chưa phù hợp, lượng mưa lớn tập trung theo mùa và độ dốc lớn là những nguyên nhân chính dẫn tới sự thay đổi tiêu cực của đất trên khu vực nghiên cứu. Không nên sử dụng phương pháp chuẩn bị đất bằng phát đốt toàn diện trên đất dốc, đặc biệt là ở cấp độ dốc lớn hơn 25o. Nên nghiên cứu chế độ bón phân hợp lý hơn (không chỉ đáp ứng nhu cầu của cây trồng theo thời gian mà còn bù đắp được lượng hao hụt dinh dưỡng đất do xói mòn và rửa trôi) là những hướng đi cần thiết nhằm phát triển bền vững cây Cao su trên các vùng đất dốc.

Tài liệu tham khảo

1. Aweto, A.O., 1987. Physical and Nutrient Status of Soils Under Rubber (Hevea brasiliensis) of Different Ages in South-Western Nigeria. Agricultural Systems 23, 63-72.

2. Blanco, H. and Lal, R., 2008. Principles of soil conservation and management. Columbus: Spinger. 987140287080.

3. Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, 2009. Cẩm nang sử dụng đất nông nghiệp: Tập 7 Phương pháp phân tích đất. Hà Nội. NXB Khoa học và Kỹ thuật.

4. Certini, G., 2005. Effects of fire on properties of forest soils: a review. Oecologia 143: 1-10

5. Cheng, C., Wang, R. and Jiang, J., 2007. Variation of soil fertility and carbon sequestration by plantingHevea brasiliensis in Hainan Island, China. Journal of Environmental Sciences 19: 348-352.

6. Edem, I.D., Uduak, C.U. and Ifiok, R. I., 2012. Erodibility of Slash-and-Burn Soils along a Toposequence in Relation to Four Determinant Soil Characteristics. Journal of Biology, Agriculture and Healthcare: 93-102.

7. Giardina, C. P., Sanford, R. L. and Dockersmith, I. C., 2000. Changes in Soil Phosphorus and Nitrogen During Slash-and-Burn Clearing of a Dry Tropical Forest. SOIL SCI. SOC. AM. J., 64: 399- 405.

8. Hua, Z., Gan, L.Z., Yu, G. Z.,Wen, J. Z. and Zhi, P.Q., 2007. Chemical degradation of a Ferralsol (Oxisol) under intensive rubber (Hevea brasiliensis) farming in tropical China. Soil & Tillage Research 93: 109 -116.

9. John, E., Cory, B., Becky, B., Norman, P. and James, R., 1981. Slash and burn impact on Costarican wet forest site. Ecology 63: 816-829

10. Kayode, S. A., Gabriel, A. O., Olateju, D. a. and Adebayo O. O., 2009. Slash and burn effect on soil quality of an Alfisol: Soil physical properties. Soil & Tillage Research 103: 4-10.

11. Ngô, K. L., 2013. Natural rubber industry report 2013 Available at www.bsc.com.vn/Handlers/

DownloadReport.ashx?ReportID=674295 [viewed on January].

12. Nguyễn, C. T., 2001. Effects of a prescribed fire on soil nutrient pools in the pine rock land forest ecosystem. Unpublished PhD. Report. University of Florida, United State.

13. Nguyễn, H. T., Ngô, K. K. và Phạm, V. T., 2001. Ứng dụng toán thống kê trong lâm nghiệp. NXB Nông nghiệp.

14. Nguyễn, T. S. and Thái, P., 1999. Đất đồi núi Việt Nam: Suy thoái và phục hồi. Hà Nội. NXB Nông nghiệp.

15. Romany, J., Khannab, P.K., Raisonb, R.J., 1994. Effects of slash burning on soil phosphorus fractions and sorption and desorption of phosphorus. Forest Ecology and Management 65: 89 -103.

16. Vương, V.Q., 2010. Tác động môi trường của rừng trồng cao su tại Việt Nam. Hà Nội. NXB Nông nghiệp.

17. Yildiz, O., Esen, D., Sarginci, M. and Toprak, P., 2010. Effects of forest fire on soil nutrients in Turkish pine (Pinus brutia, Ten) Ecosystems. Journal of Environmental Biology 31: 11-13

Tải xuống

Số lượt xem: 2
Tải xuống: 1

Đã Xuất bản

23-02-2024

Cách trích dẫn

[1]
Thưởng, L.B., Điển, P.V. và Tuân, Đỗ A. 2024. THAY ĐỔI TÍNH CHẤT ĐẤT DƯỚI RỪNG TRỒNG CAO SU TRÊN ĐẤT DỐC TẠI HƯƠNG KHÊ - HÀ TĨNH, VIỆT NAM. TẠP CHÍ KHOA HỌC LÂM NGHIỆP. 2 (tháng 2 2024).

Số

Chuyên mục

Bài viết

Các bài báo được đọc nhiều nhất của cùng tác giả