XÁC ĐỊNH CÁC NGUỒN DINH DƯỠNG CÓ KHẢ NĂNG CUNG CẤP CHO ĐẤT TRONG TRỒNG RỪNG KEO LÁ TRÀM (A.auriculiformis) Ở PHÚ BÌNH, BÌNH DƯƠNG


Các tác giả

  • Kiều Tuấn Đạt Viện Khoa học Lâm nghiệp Nam bộ
  • Phạm Thế Dũng Viện Khoa học Lâm nghiệp Nam bộ
  • Lê Thanh Quang Viện Khoa học Lâm nghiệp Nam bộ

Từ khóa:

Vật rụng, vật liệu hữu cơ sau khai thác (VLHCSKT), sinh khối, dinh dưỡng đất

Tóm tắt

Nghiên cứu được tiến hành nhằm xác định sinh khối khô và dinh dưỡng từ ba nguồn: (i) vật liệu hữu cơ để lại sau khai thác ở chu kỳ trước; (ii) cây bụi, thảm tươi, thảm mục dưới tán rừng; (iii) vật rụng hàng năm của rừng trồng Keo lá tràm ở chu kỳ sau tại Phú Bình - Bình Dương. Kết quả cho thấy: tổng sinh khối khô của cả ba nguồn ở rừng trồng Keo là tràm đến tuổi
5 là khoảng 55,05 tấn chất khô/ha, tương đương với lượng dinh dưỡng có khả năng bổ sung cho đất là: 659,01kg N/ha, 61,35kg P/ha, 327,36kg K/ha, 58,43kg Ca/ha và 24,11kg Mg/ha. Nguồn dinh dưỡng này sẽ góp phần cải thiện độ phì của đất, từ đó nâng cao năng suất rừng trồng Keo lá tràm bền vững ở chu kỳ tiếp theo

Tài liệu tham khảo

1. Phạm Thế Dũng và Kiều Tuấn Đạt, 2014. Nghiên cứu quản lý lập địa nhằm nâng cao năng suất rừng trồng Keo lá tràm (A. auriculiformis) tại tỉnh Bình Dương. Tạp chí Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Hà Nội. số 7/2014 (97 - 102).

2. Ngô Đình Quế, Đinh Thanh Giang và Nguyễn Văn Thắng, 2010. Phân hạng đất trồng rừng sản xuất một số loài cây chủ yếu ở các vùng trọng điểm. Nhà xuất bản Nông nghiệp Hà Nội.

3. Delepote. P, J.P. Laclau, J.D. Nzila, J.G. Kazotti, J.N. Marien, J.P. Bouillet, M. Szwarc, R. D’Annunzio and J. Ranger, 2008. Effects of Slash and Litter Management Practices on Soil Chemical Properties and Growth of

Second Rotation Eucalypts in the Congo. Site Management and Productivity in Tropical Plantation Forests. Proceedings of Workshops in Piracicaba (Brazil) 22 - 26 November 2004 and Bogor (Indonesia) 6 - 9 November 2006.

4. Interntional Soil referance and Information Centre, 1995 (ISRIC).

5. Nambiar, E. K. S. 1996. Sustained productivity of plantation forests is a continuing challenge to tree improvement. In: Dieters, M.J., Matheson, D.G., Harwood, C.E. and Walker, S.M. (eds). Tree improvement for sustainable tropical forestry. Proceedings QFRI - IUFRO Conference, Caloundra, Queensland, Australia 27

October - 1 November 1996, 6 - 18.

6. Nambiar E. K. S. and C. E Harwood, 2014. Productivity of acacia and eucalypt plantations in South - East Asia. 1. Bio - physical determinants of production: opportunities and challenges. International Forestry Review Vol.16(1), 2014.

Tải xuống

Số lượt xem: 9
Tải xuống: 4

Đã Xuất bản

23-02-2024

Cách trích dẫn

[1]
Đạt, K.T., Dũng, P.T. và Quang, L.T. 2024. XÁC ĐỊNH CÁC NGUỒN DINH DƯỠNG CÓ KHẢ NĂNG CUNG CẤP CHO ĐẤT TRONG TRỒNG RỪNG KEO LÁ TRÀM (A.auriculiformis) Ở PHÚ BÌNH, BÌNH DƯƠNG. TẠP CHÍ KHOA HỌC LÂM NGHIỆP. 3 (tháng 2 2024).

Số

Chuyên mục

Bài viết

Các bài báo được đọc nhiều nhất của cùng tác giả

1 2 3 > >>