THỊTRƯỜNG VÀ TIỀM NĂNG PHÁT TRIỂN CÂY ÓC CHÓ TẠI VÙNG TÂY BẮC, VIỆT NAM


Các tác giả

  • Hoàng Thị Lụa World agroforestry Center Vietnam office, số8, lô 13A, Đường Trung Hòa, Cầu Giấy, Hà Nội
  • Delia Catacutan World agroforestry Center Vietnam office, số8, lô 13A, Đường Trung Hòa, Cầu Giấy, Hà Nội
  • Ann Degrande CRAF - West and Central Africa Regional Programme, World Agroforestry Centre, PO Box 16317, Yaounde, Cameroon
  • Viên Kim Cương Chuyên gia thịtrường
  • Chris Harwood CSIRO Sustainable Ecosystem, Private Bag 12, Hobart 7001, Australia

Từ khóa:

Thịtrường hạt Óc chó,, nông lâm kết hợp, vùng núi phía Bắc

Tóm tắt

Cây Óc chó/Hồ đào (Carya tongkinensis) là loài cây thân gỗ phát triển tốt ở độcao trên 1000m, tương tự như điều kiện tự nhiên tại vùng cao phía Bắc Việt Nam. Hạt Óc chó có giá trịdinh dưỡng cao, có thểlưu trữlâu ngày, ít bị hư hỏng khi vận chuyển ở những vùng có hạ tầng giao thông khó khăn. Cây Óc chó được đánh giá là cây cải tạo môi trường và phát triển kinh tế
vùng cao, nó có thể được khuyến khích trồng xen trong các hệ thống nông lâm kết hợp (NLKH) đểgiải quyết những thách thức của du canh và độc canh cây lương thực ngắn ngày tại miền núi phía Bắc. Tuy nhiên trước khi khuyến cáo trồng, cần có nghiên cứu vềthịtrường hạt Óc chó vì thị trường là một trong những yếu tốquyết định cho sựthành công của bất cứ giải pháp NLKH nào. Nghiên cứu này tìm hiểu thông tin thị trường, đánh giá tiềm năng và đưa ra khuyến nghị liên quan tới sản xuất và phát triển cây Óc chó ở miền núi phía Bắc Việt Nam. Tại Việt Nam thị trường hạt Óc chó đã hình thành và nó được phân phối thông qua mạng lưới các hiệu thuốc đông
y chủ yếu là ở Hà Nội và Tp HồChí Minh. Khoảng 22.000 tấn hạt Óc chó được tiêu thụ tại Việt Nam năm 2011, hoàn toàn từnhập khẩu và chưa có sản phẩm hạt Óc chó Việt Nam. Hạt Óc chó được tiêu dùng như một thực phẩm chức năng và sản xuất trong tương lai nên tập trung vào người tiêu dùng Việt Nam. Khoảng 5.000ha Óc chó có thểtrồng trong 5 năm tới. Diện
tích có thể được mởrộng thêm nếu người tiêu dùng Việt ưu tiên sản phẩm Việt hoặc nếu chính phủáp dụng thuếnhập khẩu đểbảo vệ người sản xuất trong nước. Tiềm năng thịtrường của cây Óc chó tại vùng Tây Bắc là có, tuy nhiên hiệu quảkinh tếcủa các mô hình trồng cần được đánh giá kỹ nhất là khi nó được trồng trên sườn dốc.

Tài liệu tham khảo

1. Dweep C., 2007. “Relation between health and GNP”, http://www.planetd.org/2007/01/27/the - relation -

between - health - and - gnp - india - and - china.

2. Harold H. Adem, Peter H. Jerie, Colin D. Aumann, Nicolas Borchardt, 2000. “ High yields and early bearing for Walnuts”. A report for the Rural Industries Research and Development Corporation.

3. Hoang TL, Simelton E, Ha VT, Vu DT, Nguyen TH, NguyenVC, Phung QTA. Diagnosis of farming systems in the Agroforestry for livelihoods of smallholder farmers in Northwestern Vietnam project. Working paper no.161. Hanoi, Vietnam: World agroforestry centre (ICRAF) Southeast Asia regional program. 24p. DOI:10.5716/WP13033. PDF.

http://www.worldagroforestry.org/sea/publication?do=view_pub_detail&pub_no=WP0169 - 13.

4. Tshering G., FAO. “Technology for walnut production inbhutan”. Renewable natural resources research centre Bajo, Wangdue Phodrang. ftp://ftp.fao.org/docrep/fao/010/ah928e/ah928e04.pdf.

5. Young A., 1989. “Agroforestry for soil conservation”. Science and practice of agroforestry No. 4. Nairobi: ICRAF, 284pp.

6. http://en.wikipedia.org/wiki/Juglans

7. http://comtrade.un.org/

8. Data FAO: http://data.fao.org/dimension - member entryId=7c58c5c7 - 65a1 - 4296 - 83ae - fb9b7beec06b

9. Nutrient data (search for English Walnuts and Black Walnuts)". United States department of agriculture, 2010.

http://ndb.nal.usda.gov/ndb/foods/list

10. Health benefit of Walnuts: http://thehealthbenefitsof.com/health - benefits - of - walnuts.

11. Yield of Walnut: http://data.fao.org/dimension - member?entryId=7c58c5c7 - 65a1 - 4296 - 83ae - fb9b7beec06b

Tải xuống

Số lượt xem: 8
Tải xuống: 2

Đã Xuất bản

23-02-2024

Cách trích dẫn

[1]
Lụa, H.T., Catacutan, D., Degrande, A., Cương, V.K. và Harwood, C. 2024. THỊTRƯỜNG VÀ TIỀM NĂNG PHÁT TRIỂN CÂY ÓC CHÓ TẠI VÙNG TÂY BẮC, VIỆT NAM . TẠP CHÍ KHOA HỌC LÂM NGHIỆP. 2 (tháng 2 2024).

Số

Chuyên mục

Bài viết

Các bài báo được đọc nhiều nhất của cùng tác giả