THÀNH PHẦN LOÀI VÀ BIẾN ĐỘNG DIỆN TÍCH RỪNG NGẬP MẶN TỈNH HÀ TĨNH


Các tác giả

  • Trần Thị Tú Viện Tài nguyên và Môi trường - Đại học Huế
  • Nguyễn Hữu Đồng Trung tâm Quan trắc và Kỹ thuật môi trường Hà Tĩnh - Sở TNMT tỉnh Hà Tĩnh

Từ khóa:

Biến đổi khí hậu, thành phần loài,, thực vật ngập mặn, tác động, viễn thám

Tóm tắt

Hệ sinh thái rừng ngập mặn Hà Tĩnh tập trung phần lớn ở các khu vực cửa sông lớn như Cửa Hội, Cửa Sót, Cửa Nhượng và Cửa Khẩu. Kết quả đã xác định được 22 loài thực vật ngập mặn (TVNM), thuộc 22 chi, 18 họ của 2 ngành Dương xỉ (Polypodiophyta) và Ngọc lan (Magnoliophyta) tại khu vực
nghiên cứu; trong đó, ngành Ngọc lan chiếm ưu thế với 94,4% tổng số họ và 95,5% tổng số loài. Trong 22 loài TVNM, có 9 loài cây ngập mặn chính thức (MS) và 13 loài cây tham gia ngập mặn (MAS). TVNM có nhiều giá trị sử dụng, bao gồm dược liệu (18 loài), cho gỗ (9 loài), làm thực phẩm (4 loài), cho sợi (4 loài), cho tanin (4 loài), làm cảnh (2 loài) và cho công dụng khác
(1 loài). Tuy nhiên, hệ sinh thái rừng ngập mặn Hà Tĩnh hiện nay đang chịu nhiều ảnh hưởng của biến đổi khí hậu và thời tiết cực đoan. Bên cạnh đó, các hoạt động kinh tế- xã hội đã làm biến động đáng kể diện tích rừng ngập mặn
hiện có. Điều này đang đặt ra nhiều thách thức cho chính quyền địa phương trong việc quy hoạch, khai thác và sử dụng hợp lý hệ sinh thái rừng ngập mặn. Do đó, bài báo này đã ứng dụng công nghệ viễn thám và GIS; thông qua khảo sát thực tế xác định sự biến động diện tích rừng ngập mặn tỉnh Hà
Tĩnh. Kết quả nghiên cứu cho thấy trong giai đoạn 2000 - 2012 có 1.392,79ha rừng ngập mặn đã bị biến mất, trung bình giảm 116,1ha/năm, hiện chỉ còn 775,83ha.

Tài liệu tham khảo

1. Võ Văn Chi, 2007. Sách tra cứu tên cây cỏ Việt Nam. Nxb Giáo dục, Hà Nội.

2. FAO and Wetlands International, 2007. Mangrove Guidebook for Southeast Asia. Printed by Dharmasarn Co. Ltd.

3. Phạm Hoàng Hộ, 2001. Cây cỏ Việt Nam. Tập I, II, III. Nxb Trẻ, Tp. Hồ Chí Minh.

4. Phan Nguyên Hồng, 1981. Nghiên cứu hệ sinh thái rừng ngập mặn Việt Nam. Trung tâm Nghiên cứu Hệ sinh thái RNM (MERC). Đại học Sư phạm Hà Nội, Hà Nội.

5. Phan Nguyên Hồng, 1999. Rừng ngập mặn Việt Nam. Nxb Nông nghiệp, Hà Nội.

6. Phạm Nhật và cộng sự, 2003. Sổ tay hướng dẫn điều tra và giám sát đa dạng sinh học. Nxb Giao thông vận tải, 315-331.

7. Đỗ Đình Sâm, Nguyễn Ngọc Bình, Ngô Đình Quế, Vũ Tấn Phương, 2005. Tổng quan rừng ngập mặn Việt Nam. Nxb Nông Nghiệp, Hà Nội.

8. Lê Xuân Tuấn, Phan Nguyên Hồng, Trương Quang Học, 2010. Những vấn đề môi trường ven biển và phục hồi rừng ngập mặn ở Việt Nam. Kỷ yếu Hội thảo Quốc tế Việt Nam học lần thứ 3, Hà Nội, 678-692.

9. Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Tĩnh, 2012. Báo cáo hiện trạng rừng ngập mặn phòng hộ ven biển và kế hoạch phát triển rừng ngập mặn ven biển giai đoạn 2014 - 2022 trên địa bàn tỉnh Hà Tĩnh, Hà Tĩnh.

Tải xuống

Số lượt xem: 13
Tải xuống: 4

Đã Xuất bản

23-02-2024

Cách trích dẫn

[1]
Tú, T.T. và Đồng , N.H. 2024. THÀNH PHẦN LOÀI VÀ BIẾN ĐỘNG DIỆN TÍCH RỪNG NGẬP MẶN TỈNH HÀ TĨNH. TẠP CHÍ KHOA HỌC LÂM NGHIỆP. 1 (tháng 2 2024).

Số

Chuyên mục

Bài viết

Các bài báo được đọc nhiều nhất của cùng tác giả