Bài viết được đọc nhiều nhất

Giới thiệu về Tạp chí

Tạp chí Khoa học Lâm nghiệp là tạp chí chính thức của Viện Khoa học Lâm nghiệp Việt Nam. Tạp chí được cấp phép và đi vào hoạt động từ năm 2006 trên cơ sở nâng cấp Tờ “Thông tin Khoa học và Kỹ thuật Lâm nghiệp” phát hành từ tháng 7 năm 1985. Hiện nay Tạp chí đang hoạt động theo giấy phép số 487/GP-BTTTT của Bộ Thông tin và Truyền thông.

Tạp chí Khoa học Lâm nghiệp có mã số chuẩn quốc tế ISSN là 1859-0373. Tạp chí được định kỳ phát hành 2 tháng/lần, sử dụng bằng hai ngôn ngữ tiếng Việt và tiếng Anh. Tạp chí cam kết sẽ xuất bản nhanh chóng tất cả các bài báo trong vòng 30-60 ngày kể từ ngày được chấp nhận đăng.

Tạp chí Khoa học Lâm nghiệp hoạt động theo hướng hội nhập và đang tham gia kết nối với các hệ thống dữ liệu quốc gia và quốc tế. Đây là ấn phẩm khoa học tuân thủ theo các quy ước biên tập quốc tế và áp dụng quy trình phản biện kín hai chiều. Các bài báo khoa học được cấp phép truy cập mở và bản quyền thuộc Viện Khoa học Lâm nghiệp Việt Nam.

Phạm vi của Tạp chí

Tạp chí Khoa học Lâm nghiệp đăng tải các công trình nghiên cứu, các bài tổng quan trong lĩnh vực khoa học lâm nghiệp và liên quan, bao gồm:

  • Chọn tạo giống và nhân giống cây lâm nghiệp 
  • Đa dạng thực vật rừng và Bảo tồn nguồn gen 
  • Công nghệ sinh học lâm nghiệp 
  • Trồng rừng, phục hồi rừng, quản lý rừng và điều tra quy hoạch rừng
  • Sinh thái rừng, Sức khỏe rừng, quản lý và bảo vệ tài nguyên rừng
  • Sinh khối và các bon rừng, thích ứng và giảm nhẹ biến đổi khí hậu
  • Đất lâm nghiệp
  • Lâm sản ngoài gỗ và Nông lâm kết hợp
  • Kinh tế chính sách lâm nghiệp
  • Khai thác, bảo quản lâm sản và chế biến lâm sản
  • Cơ khí lâm nghiệp

Tần suất xuất bản:

Tạp chí xuất bản 6 số mỗi năm. Cụ thế

- Số 1: Tháng 1 - Tháng 2
- Số 2: Tháng 3 - Tháng 4
- Số 3: Tháng 5 - Tháng 6
- Số 4: Tháng 7 - Tháng 8
- Số 5: Tháng 9 - Tháng 10
- Số 6: Tháng 11 - Tháng 12

DOI prefix: 10.70169

Công cụ kiểm tra trùng lặp: Crossref Similarity Check

Quy trình phản biện

Các bản thảo nào thuộc phạm vi xuất bản và đáp ứng được các yêu cầu của thể lệ viết bài sẽ được đánh giá thông qua quy trình phản biện kín hai chiều (double blinded peer-review) bởi ít nhất 02 (hai) chuyên gia độc lập trong và ngoài nước trong lĩnh vực tương ứng. 

Phí đăng bài: 1.500.000 VND 

Số hiện tại

Số 5 (2024)
					Xem Số 5 (2024)

Số 5 (2024)

Đã Xuất bản: 21-10-2024

Bìa và mục lục

Bài viết

  • ĐÁNH GIÁ MỨC ĐỘ ĐA DẠNG DI TRUYỀN VƯỜN GIỐNG BẠCH ĐÀN PELLITA (EUCALYPTUS PELLITA TẠI VIỆT NAM) BẰNG CHỈ THỊ VI VỆ TINH
    Lê Sơn, Nguyễn Đức Kiên, Trần Hồ Quang

    DOI: https://doi.org/10.70169/VJFS.950
  • NGHIÊN CỨU TÁI SINH CHỒI THÔNG QUA MÔ SẸO VÀ PHÁT SINH PHÔI SOMA CÁC DÒNG KEO LAI BV350 VÀ BV376
    Lê Thị Thủy, Nguyễn Thị Huyền, Nguyễn Thị Việt Hà, Thị Thu Hà Trần, Lê Sơn

    DOI: https://doi.org/10.70169/VJFS.977
  • NGHIÊN CỨU TẠO CÂY BẠCH ĐÀN LAI UP (EUCALYPTUS UROPHYLLA x EUCALYPTUS PELLITA) TỨ BỘI BẰNG PHƯƠNG PHÁP XỬ LÝ COLCHICINE IN VITRO
    Mai Thị Phương Thúy, Lưu Thị Quỳnh, Ngô Thu Hảo, Nguyễn Thị Việt Hà, Lê Sơn, Jane Harbard

    DOI: https://doi.org/10.70169/VJFS.941
  • NGHIÊN CỨU NHÂN GIỐNG CÂY LÊ VH6 BẰNG PHƯƠNG PHÁP GHÉP TẠI TỈNH SƠN LA
    Lê Anh Thanh, Nguyễn Thị Hương Ly, Hoàng Diệp Linh, Lò Văn Bình, Ngô Mai Anh, Hà Văn Tiệp, Phan Thị Thanh Huyền

    DOI: https://doi.org/10.70169/VJFS.946
  • KẾT QUẢ ĐÁNH GIÁ SINH TRƯỞNG, CHẤT LƯỢNG THÂN CÂY MỘT SỐ GIỐNG KEO LAI TẠI TỈNH ĐỒNG NAI
    Trần Hữu Biển, Nguyễn Trọng Tài

    DOI: https://doi.org/10.70169/VJFS.918
  • ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG PHÂN BỐ, GÂY TRỒNG PHÁT TRIỂN CÂY GIỔI ĂN HẠT (Michelia tonkinensis A.Chev.) TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH LÀO CAI
    Vũ Quý Đông, Nguyễn Xuân Đài, Trần Văn Cao, Lê Thị Thu Hằng

    DOI: https://doi.org/10.70169/VJFS.945
  • KHẢ NĂNG PHỤC HỒI SAU KHAI THÁC KIỆT CỦA KIỂU RỪNG LÁ RỘNG THƯỜNG XANH TẠI CÔNG TY LÂM NGHIỆP KRÔNG PA, HUYỆN KBANG, TỈNH GIA LAI
    Lê Cảnh Nam, Hồ Ngọc Thọ, Nguyễn Thế Hiển, Nguyễn Bá Trung, Huỳnh Nhân Trí, Ngô Văn Cầm, Trương Xuân Hinh, Phạm Trọng Nhân, Nguyễn Văn Thiết

    DOI: https://doi.org/10.70169/VJFS.980
  • MỘT SỐ ĐẶC ĐIỂM CẤU TRÚC RỪNG TỰ NHIÊN NƠI CÓ LOÀI XOAN MỘC (Toona sureni (Blume) Merr.) PHÂN BỐ TẠI TỈNH ĐIỆN BIÊN VÀ TỈNH SƠN LA
    Nguyễn Duy Khánh, Nguyễn Văn Hùng, Hà Văn Tiệp, Lò Thị Kiều, Vũ Văn Tuân, Tòng Việt Tùng, Nguyễn Tùng Lâm, Nguyễn Thị Hương Ly, Phan Thị Thanh Huyền

    DOI: https://doi.org/10.70169/VJFS.943
  • ẢNH HƯỞNG CỦA MẬT ĐỘ TRỒNG ĐẾN KHẢ NĂNG SINH TRƯỞNG CỦA CÂY GÁO TRẮNG (Neolamarckia cadamba (Roxb.) Bosser) TRÊN HAI KIỂU ĐỊA HÌNH KHÁC NHAU Ở KHU VỰC LÂM ĐỒNG
    Trần Văn Tiến, Nguyễn Văn Giang, Hoàng Việt Bách Khoa, Nguyễn Đức Thắng, Trương Bình Nguyên, Lê Bá Lê, Nguyễn Thị Ái Minh, Nguyễn Văn Bình

    DOI: https://doi.org/10.70169/VJFS.953
  • ĐẶC ĐIỂM LÂM HỌC CỦA LOÀI VÙ HƯƠNG (Cinnamomum balansae H.Lecomte) Ở MỘT SỐ TỈNH PHÍA BẮC
    Lê Văn Quang, Hoàng Văn Thắng

    DOI: https://doi.org/10.70169/VJFS.939
  • Nghiên cứu đánh giá hàm lượng dược chất rotundin của cây Bình vôi phân bố tự nhiên tại tỉnh Thái Nguyên
    Dương Văn Thảo

    DOI: https://doi.org/10.70169/VJFS.919
  • TIỀM NĂNG VÀ ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN DU LỊCH SINH THÁI TẠI KHU BẢO TỒN THIÊN NHIÊN ĐỒNG SƠN - KỲ THƯỢNG, TỈNH QUẢNG NINH
    Nguyễn Toàn Thắng, Trần Văn Đô, Ngọc Lê Huy, Hoàng Thanh Sơn, Hoàng Văn Thành, Dương Quang Trung, Đào Trung Đức, Nguyễn Trọng Minh, Trần Ngọc Thể

    DOI: https://doi.org/10.70169/VJFS.947
  • KẾT QUẢ ĐIỀU TRA THÀNH PHẦN SÂU HẠI CÂY KEO, QUẾ VÀ HỒI Ở VƯỜN ƯƠM TẠI TỈNH BẮC KẠN
    Nguyen Van Thanh

    DOI: https://doi.org/10.70169/VJFS.940
  • HIỆU QUẢ KINH TẾ CHUỖI GIÁ TRỊ VÁN BÓC TẠI TỈNH YÊN BÁI
    Nguyễn Gia Kiêm, Hoàng Liên Sơn, Võ Đại Hải, Nguyễn Xuân Hậu, Hoàng Tuấn Huy, Phan Thị Hà Anh

    DOI: https://doi.org/10.70169/VJFS.944
  • NGHIÊN CỨU ĐÁNH GIÁ KHẢ NĂNG HOÀN THIỆN BỀ MẶT VÁN GHÉP THANH GỖ QUẾ
    Nguyễn Đức Thành; Đỗ Thị Hoài Thanh, Nguyễn Văn Định, Tạ Thị Thanh Hương

    DOI: https://doi.org/10.70169/VJFS.975
Xem Tất cả Các số