SINH TRƯỞNG, NĂNG SUẤT VÀ TUỔI THÀNH THỤC CỦA RỪNG TRỒNG KEO LÁ TRÀM TẠI HUYỆN BÙ ĐĂNG, TỈNH BÌNH PHƯỚC


Các tác giả

  • Trần Khánh Hiệu Viện Khoa học Lâm nghiệp Nam bộ

Từ khóa:

Keo lá tràm, Năng suất, Sinh trưởng, Tuổi thành thục

Tóm tắt

TÓM TẮT

Đánh giá sinh trưởng, năng suất và tuổi thành thục của rừng trồng Keo lá tràm tại huyện Bù Đăng, tỉnh Bình Phước được thực hiện từ năm 2017 - 2023 trên hai mô hình rừng trồng thực nghiệm Keo lá tràm bằng cây con từ hạt (4,8 ha) và mô hình trồng bằng cây con từ giâm hom hỗn hợp hai dòng AA1 và AA9 (2,4 ha), với mật độ trồng 1.666 cây/ha (cự ly 3 ´ 2 m) tại Trạm Thực nghiệm Lâm nghiệp Nghĩa Trung, huyện Bù Đăng, tỉnh Bình Phước. Kết quả nghiên cứu cho thấy, tỷ lệ sống trung bình của 02 mô hình rừng trồng Keo lá tràm giảm dần qua các năm, sau 5 năm tuổi tỷ lệ sống đạt 79 - 83%. Sinh trưởng đường kính và chiều cao của Keo lá tràm trồng bằng cây hom có xu hướng cao so với trồng bằng cây con gieo ươm từ hạt. Sau 5 năm tuổi, rừng trồng Keo lá tràm bằng cây hom có đường kính đạt 12,5 cm, chiều cao 13,7 m và năng suất đạt 22,9 m3/ha/năm, trong khi đó rừng trồng Keo lá tràm từ hạt có đường kính trung bình chỉ đạt 11,6 cm, chiều cao bình quân là 13,0 m và năng suất bình quân đạt 20,9 m3/ha/năm. Kết quả mô hình hóa quá trình sinh trưởng về đường kính (D1,3), chiều cao (Hvn) và trữ lượng của các mô hình theo tuổi rừng thì hàm Schumacher là phù hợp nhất. Theo đó, dự đoán tuổi thành thục về số lượng rừng trồng Keo lá tràm là 8 - 10 năm tuổi và tuổi thành thục kinh tế với mục đích gỗ xẻ là 11 - 12 năm tuổi.

Tài liệu tham khảo

Nguyễn Kiên Cường, 2019. Nghiên cứu ứng dụng tiến bộ kỹ thuật về giống và lâm sinh để trồng rừng keo (AA1; AA9; AH1; AH7; TB6; TB12 và BV32) cung cấp gỗ lớn tại vùng Đông Nam Bộ. Báo cáo tổng kết đề tài cơ sở. Viện Khoa học Lâm nghiệp Việt Nam.

Vũ Tiến Hinh và Trần Văn Con, 2013. Giáo trình sản lượng rừng. Trường Đại học Lâm nghiệp.

Phạm Thị Luyện, Lê Trọng Hùng, Phạm Tiến Dũng, 2019. Tuổi thành thục kinh tế của loài cây Keo tai tượng (Acacia mangium) tại vùng Đông Bắc Bộ. Tạp chí Khoa học Đại học Huế, số 3A, tr.147-162.

Nguyễn Hoàng Nghĩa, 2003. Phát triển các loài keo Acacia ở Việt Nam. NXB Nông nghiệp, Hà Nội.

Nguyễn Thị Ánh Nguyệt, 2003. Xác định tuổi thành thục công nghệ của Keo lá tràm làm nguyên liệu giấy. Tạp chí Khoa học kỹ thuật Lâm nghiệp, số 2/2003.

Ngân hàng Nhà nước, 2016 - 2022. Báo cáo thường niên. NXB Thông tin và Truyền thông.

Ngô Đình Quế, Đinh Thanh Giang và Nguyễn Văn Thắng, 2010. Phân hạng đất trồng rừng sản xuất một số loài cây chủ yếu ở các vùng trọng điểm. NXB Nông nghiệp Hà Nội.

Tiêu chuẩn TCVN 12509-2018. Rừng trồng - Rừng sau thời gian kiến thiết cơ bản- Phần 1: Nhóm loài cây sinh trưởng nhanh.

Tải xuống

Số lượt xem: 38
Tải xuống: 17

Đã Xuất bản

15-07-2024

Cách trích dẫn

[1]
Hiệu, T.K. 2024. SINH TRƯỞNG, NĂNG SUẤT VÀ TUỔI THÀNH THỤC CỦA RỪNG TRỒNG KEO LÁ TRÀM TẠI HUYỆN BÙ ĐĂNG, TỈNH BÌNH PHƯỚC. TẠP CHÍ KHOA HỌC LÂM NGHIỆP. 3 (tháng 7 2024).

Số

Chuyên mục

Bài viết

Các bài báo được đọc nhiều nhất của cùng tác giả

Các bài báo tương tự

Bạn cũng có thể bắt đầu một tìm kiếm tương tự nâng cao cho bài báo này.