KẾT QUẢ LỰA CHỌN CÂY MẸ BÁCH VÀNG (Xanthocyparis vietnamensis Farjon & Hiep) TẠI MỘT SỐ TỈ NH MIỀN NÚI PHÍA BẮC LÀM CƠ SỞ CHO NHÂN GIỐNG VÔ TÍNH VÀ BẢO TỒN NGOẠI VI (EXSITU)


Các tác giả

  • Bùi Trọng Thủy Trung tâm Khoa học Lâm nghiệp Đông Bắc Bộ
  • Bùi Trọng Thủy Trung tâm Khoa học Lâm nghiệp Đông Bắc Bộ
  • Nguyễn Công Phương Trung tâm Khoa học Lâm nghiệp Đông Bắc Bộ
  • Vũ Quý Đông Viện Nghiên cứu Sinh thái và Môi trường rừng
  • Phạm Đức Chiến Viện Khoa học Lâm nghiệp Việt Nam

Từ khóa:

Bách vàng, cây mẹ

Tóm tắt

Bách vàng (Xanthocyparis vietnamensis Farjon & Hiep) là loài đặc hữu và
có giá trị cao mới được phát hiện ở Việt Nam. Bách vàng có bố tự nhiên ở
các khu rừng trên núi đá vôi thuộc các tỉnh Hà Giang, Tuyên Quang, Cao
Bằng. Tuy nhiên, hiện nay số lượng cây trưởng thành còn rất ít và đang bị
khai thác theo hình thức huỷ diệt, làm cạn kiệt tài nguyên và mất dần nguồn
gen quý. Vì vậy việc bảo tồn và phát triển loài cây này ở các tỉnh miền núi
phía Bắc là rất cần thiết. Trong phạm vi bài báo này, chúng tôi trình bày kết
quả nghiên cứu lựa chọn cây trội làm cây mẹ để lấy vật liệu nhân giống vô
tính phục vụ cho các thí nghiệm khảo nghiệm dòng vô tính kết hợp bảo tồn
ngoại vi Exsitu. Kết quả, nghiên cứu đã lựa chọn được 30 cây mẹ tại 3 tỉnh
Hà Giang, Tuyên Quang và Cao Bằng. Cụ thể tại Hà Giang lựa chọn được
15 cây mẹ tại Khu bảo tồn thiên nhiên Bát Đại Sơn, huyện Quản Bạ; tại
Tuyên Quang lựa chọn được 7 cây mẹ tại xã Sinh Long, huyện Na Hang và
8 cây mẹ tại xã Ca Thành, huyện Nguyên Bình, tỉnh Cao Bằng. Các cây mẹ
này đều sinh trưởng và phát triển tốt, là nguồn nguyên liệu tốt để lấy vật
liệu giống phục vụ cho các nghiên cứu tiếp theo.

Tài liệu tham khảo

1. Averyanov, L.V., Hiep, N.T., Harder, D.K. and Loc, P.K., 2002. The history of discovery and natural habitats of Xanthocyparis vietnamensis (Cupressaceae). Turczaninowia 5(4): 31 - 39.

2. Averyanov L.V., N.T. Hiep, N.S. Khang, 2015. Mapping and assessment of Xanthocyparis vietnamensis subpopulations in Cao Bang, Ha Giang and Lang Son provinces (Vietnam). Technical Report February 2015 from Rufford Small Grant Found (RSG) (2014 - 2015).

3. Bộ Khoa học và Công nghệ, 2017. Quyết định 2980/QĐ - BKHCN năm 2017 ban hành 04 tiêu chuẩn Quốc gia về giống cây lâm nghiệp.

4. Farjon, A, Hiep, N.T., Harder, D.K., Loc, P.K. and Averyanov, L., 2002. A new genus and species in Cupressaceae (Coniferales) from Northern Vietnam, Xanthocyparis vietnamensis. Novon 12(2): 179 - 189.

5. Nguyễn Tiến Hiệp, Tô Văn Thảo, Nguyễn Sinh Khang, Phạm Văn Thế, Nguyễn Thị Thanh Hương, Lệnh Xuân Chung, Nguyễn Trường Sơn, 2007. Tính đa dạng của hệ thực vật Việt Nam 27. Các quần thể Xanthocyparis vietnamensis Bách vàng việt mới được phát hiện tại tỉnh Hà Giang. Di truyền học & Ứng dụng 2: 2 6 - 30.

6. IUCN, 2013. IUCN Red List of Threatened Species (ver. 2013.1). Available at: http://www.iucnredlist.org. (Accessed: 12 June 2013)

7. Phan Kế Lộc, Nguyễn Tiến Hiệp & L. Averyanov, 1999b. Núi đá vôi Cao Bằng có gì mới về mặt thực vật. Bảo vệ và phát triển bền vững rừng và đa dạng sinh học trên vùng núi đá vôi của Việt Nam. Viện Điều tra Quy hoạch rừng, tr. 32 - 41.

8. Nguyễn Hoàng Nghĩa, 2006. Báo cáo đề tài Bảo tồn nguồn gen giai đoạn 2000 - 2005. Viện Khoa học Lâm nghiệp Việt Nam. 120 trang.

Tải xuống

Số lượt xem: 6
Tải xuống: 0

Đã Xuất bản

04-04-2024

Cách trích dẫn

[1]
Thủy, B.T., Thủy, B.T., Phương, N.C., Đông, V.Q. và Chiến, P. Đức 2024. KẾT QUẢ LỰA CHỌN CÂY MẸ BÁCH VÀNG (Xanthocyparis vietnamensis Farjon & Hiep) TẠI MỘT SỐ TỈ NH MIỀN NÚI PHÍA BẮC LÀM CƠ SỞ CHO NHÂN GIỐNG VÔ TÍNH VÀ BẢO TỒN NGOẠI VI (EXSITU). TẠP CHÍ KHOA HỌC LÂM NGHIỆP. 4 (tháng 4 2024).

Số

Chuyên mục

Bài viết

Các bài báo được đọc nhiều nhất của cùng tác giả

<< < 1 2 

Các bài báo tương tự

Bạn cũng có thể bắt đầu một tìm kiếm tương tự nâng cao cho bài báo này.