KẾT QUẢNGHIÊN CỨU CẢI TIẾN HỆTHỐNG DI ĐỘNG MÁY KÉO LÀM VIỆC TRÊN ĐẤT NÔNG, LÂM NGHIỆP


Các tác giả

  • Tô Quốc Huy Viện Khoa học Lâm nghiệp Việt Nam,
  • Đoàn Văn Thu Viện Khoa học Lâm nghiệp Việt Nam,
  • Bùi Việt Đức Học viện Nông nghiệp Việt Nam

Từ khóa:

Hệ thống di động, khả năng kéo bám và ổn định của máy kéo,, máy kéo trên đất dốc

Tóm tắt

Nghiên cứu đã phân tích, đánh giá ảnh hưởng của các thông số kết cấu hệ
thống di động máy kéo bánh hơi Janmar F535D đến khả năng kéo bám và
ổn định khi làm việc trên đất dốc lâm nghiệp, trên cơ sở đó xácđịnh
phương án và tính toán các thông số thiết kế cải tiến. Kết quả nghiên cứu đã
xác định được mức độ ảnh hưởng của chiều cao trọng tâm, bề rộngcơ sở và
hệ số bám đến sự ổn định ngang và các chỉ tiêu làm việc của liên hợp máy
Janmar F535D với cày chảo chăm sóc rừng. Phương án thiết kế cảitiến là
thay đổi kết cấu hệ thống di động để hạ thấp trọng tâm (hT), tăng bề rộng
cơ sở (B) và hệ số bám (φ) của máy kéo, cụ thể: hTgiảm từ 1,05 m xuống
0,96 m; B tăng từ 1,30 m lên 1,63 m và φ tăng từ 0,690 lên 0,737. Hệ thống
di động cải tiến đã nâng cao góc giới hạn lật ngang β từ 20,8
0
lên 31,3
0
;
hiệu suất kéo tăng 8%, năng suất tăng 8,7% và chi phí công trênmột đơn vị
diện tích cày giảm 7,5% so với liên hợp máy (LHM) lắp hệ thống di động
nguyên bản. LHM có thể làm việc được ở góc dốc đến 13,6
0
với lực cản
cày Pc= 4500 N, tăng 4,6
0
so với LHM lắp hệ thống di động nguyên bản
(9,0
0
). Hoàn toàn có thể trang bị bổ sung hệ thống di động cải tiến cho một
số máy kéo nông nghiệp tương tự để làm việc trên đất dốc lâm nghiệp.

Tài liệu tham khảo

1. Nguyễn Hữu Cẩn, Dư Quốc Thịnh, Phạm Minh Thái, Nguyễn Văn Tài, Lê Thị Vàng, 2000. Lý thuyết ô tô - máy kéo, NXB Khoa học và Kỹ thuật, Hà Nội.

2. Tô Quốc Huy, Nông Văn Vìn, ĐoànVăn Thu, 2020. Xây dựng mô hìnhđộng lực học kéo của liên hợp máy kéo với cày chảo khi làm việc trên dốc ngang; Tạp chí Nông nghiệp và PTNT số 16/2020 (ISSN 1859 - 4681).

3. Nông Văn Vìn, 2013. Động lực học chuyển động ô tô máy kéo. Giáo trình, Học viện Nông nghiệp Việt Nam.

4. R. M. Makharoblidze*, I. M. Lagvilava, B. B. Basilashvili, R. M. Khazhomia, 2017. Influence of slip on lateral displacement of the tractor on slope, J. Annals of Agrarian Science 15.

5. П. А. Амельченко, 1978. Колсные траторы для работы на склонах, "Машиностроение", Москва.

6. нонг ван вин, 1988. Изледване на сцено-теглителните свойства на колесен трактора върху наплечен наклон, Дисертация, България.

7. https://www.keletagro.com/en/compact-tractors/used-japanese-compact-tractors/t-2007/yanmar-f535d. Ngày truy cập: 17 tháng 5 năm 2019

Tải xuống

Số lượt xem: 4
Tải xuống: 0

Đã Xuất bản

04-04-2024

Cách trích dẫn

[1]
Huy, T.Q., Thu , Đoàn V. và Đức, B.V. 2024. KẾT QUẢNGHIÊN CỨU CẢI TIẾN HỆTHỐNG DI ĐỘNG MÁY KÉO LÀM VIỆC TRÊN ĐẤT NÔNG, LÂM NGHIỆP . TẠP CHÍ KHOA HỌC LÂM NGHIỆP. 5 (tháng 4 2024).

Số

Chuyên mục

Bài viết