THỰC TRẠNG GÂY TRỒNG VÀ ĐẶC ĐIỂM SINH TRƯỞNG, TÁI SINH CỦA CÂY BẦN KHÔNG CÁNH (Sonneratia Apetala Buch.Ham) TẠI KHU VỰC CỬA SÔNG HỒNG


Các tác giả

  • Trần Văn Sáng Viện Sinh thái và Bảo vệ công trình
  • Ngô Văn Chiều Vườn uốc gia Xuân Thủy, tỉnh Nam Định
  • Trần Thị Hồng Hạnh Vườn uốc gia Xuân Thủy, tỉnh Nam Định
  • Trần Thị Thu HIền Vườn uốc gia Xuân Thủy, tỉnh Nam Định
  • Vũ Quốc Đạt Vườn uốc gia Xuân Thủy, tỉnh Nam Định
  • Phan Văn Trường Vườn uốc gia Xuân Thủy, tỉnh Nam Định

Từ khóa:

Bần không cánh,, cửa sông Hồng, gây trồng, rừng ngập mặn,, tái sinh,, VQG Xuân Thủy

Tóm tắt

Bần không cánh (Sonneratia apetala) là loài cây có nguồn gốc từ Ấn Độ,
Bangladesh và Myanmar. Cây có đặc điểm phát triển nhanh, sinh khối lớn, có
khả năng chịu được thời tiết lạnh và được xem như loài cây ưu tiên trong
phục hồi rừng ngập mặn ven biển. Tại Việt Nam, Bần không cánh được các
nhà khoa học mang về và trồng thử nghiệm tại khu vực Vườn Quốc gia
(VQG) Xuân Thủy từ những năm 2003. Kết quả ban đầu cho thấy cây phát
triển tốt, sinh trưởng nhanh, chịu được lạnh có tiềm năng phát triển để thay
thế một số loài cây ngập mặn đang bị suy thoái. Kết quả điều tra, khảo sát tại
khu vực nghiên cứu cho thấy Bần không cánh bắt đầu được gây trồng tại
khu vực VQG Xuân Thủy và cửa sông Hồng từ năm 2003 đến nay thông
qua 06 chương trình (đề tài, dự án) trồng rừng ở 10 khu vực bãi bồi cửa
Sông Hồng với tổng diện tích là 32,55ha và 69 cây trồng phân tán. Về mặt
sinh trưởng, cây Bần không cánh trưởng thành cao từ 10m đến 15m, cây
sau khi trồng sinh trưởng nhanh và chịu được nhiệt độ thấp, đặc biệt là
không bị rụng lá, chết cành khi có rét đậm, rét hại. Tại khu vực nghiên cứu
cũng xác định được 87 cây Bần không cánh tái sinh tự nhiên. Số lượng cây
tái sinh nằm ở cấp tuổi 4 - 6 tuổi chiếm số lượng lớn với 49 cây và tập
trung chủ yếu ở khu vực bãi bồi của VQG Xuân Thủy. Hầu hết các cây Bần
không cánh tái sinh tại khu vực đều sinh trưởng phát triển tốt, số cây có
phẩm chất tốt chiếm tới 86%

Tài liệu tham khảo

1. Chi cục Kiểm lâm tỉnh Thái Bình, 2011. Báo cáo kết quả trồng rừng ngập mặn một số năm của tỉnh Thái Bình (2010 - 2015) (Tài liệu lưu hành nội bộ).

2. Phạm Minh Cương, 2012. Nghiên cứu, xác định một số cây trồng thích hợp và kỹ thuật ươm giống cây con chất lượng tốt tại Vườn Quốc gia Xuân Thủy, tỉnh Nam Định. Báo cáo tổng kết đề tài Khoa học công nghệ cấp tỉnh, Viện Sinh thái và Bảo vệ Công trình.

3. Trịnh Văn Hạnh, 2011. Nghiên cứu các giải pháp trồng cây ngập mặn chắn sóng bảo vệ đê biển, góp phần cải thiện môi trường sinh thái ven biển ở các tỉnh từ Quảng Ngãi đến Kiên Giang, Báo cáo tổng kết đề tài cấp Bộ, Viện Sinh thái và Bảo vệ Công trình, tr. 105-205.

4. Phan Nguyên Hồng, 2005. Vai trò của rừng ngập mặn trong việc bảo vệ các vùng ven biển. MERD/CRES/VNU, tr 29-40.

5. Phan Thị Thanh Hương, 2018. Nghiên cứu thực vật rừng ngập mặn có hoạt tính sinh học tại Vườn Quốc gia Xuân Thủy và đề xuất khả năng sử dụng bền vững. Luận án Tiến sỹ Sinh học, Học viện Khoa học và Công nghệ - Viện hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam.

6. Đỗ Quý Mạnh, Bùi Thế Đồi, 2018. Bước đầu phân loại lập địa và đánh giá khả năng sinh trưởng, chất lượng rừng trồng ngập mặn ven biển tỉnh Thái Bình. Tạp chí Khoa học và Công nghệ Lâm nghiệp, số 1-2018.

7. Trần Thị Mai Sen, Đoàn Trần Nghiệp, 2007. Ảnh hưởng của chế độ che sáng lên sinh lý, sinh trưởng của cây Bần không cánh (Sonneratia apetala Buch. -Ham.) ở giai đoạn vườn ươm tại huyện Giao Thủy, tỉnh Nam Định. Hội thảo Quốc gia Phục hồi rừng ngập mặn ứng phó với Biến đổi khí hậu hướng tới phát triển bền vững, 2007.

8. Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Thái Bình, 2015. Dự án Giảm sóng ổn định bãi và trồng rừng ngập mặn bảo vệ đê biển số 5, số 6. Báo cáo Thuyết minh dự án.

9. Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Thái Bình, 2015. Dự án Phục hồi và phát triển RNM ven biển tỉnh Thái Bình nhằm ứng phó với biến đổi khí hậu và nước biển dâng, giai đoạn 2011 - 2015. Báo cáo Thuyết minh dự án.

10. Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Nam Định, 2015. Báo cáo kết quả kiểm kê rừng tỉnh Nam Định(Tài liệu lưu hành nội bộ).

11. Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Thái Bình, 2015. Báo cáo kết quả kiểm kê rừng tỉnh Thái Bình.

12. Đào Văn Tấn, 2014. Báo cáo kết quả đề án Bảo tồn và lưu giữ nguồn gen sinh vật rừng ngập mặn Việt Nam,

13. Nguyễn Hải Tuất, Vũ Tiến Hinh, Ngô Kim Khôi, 2006. Phân tích thống kế trong Lâm nghiệp. Nhà xuất bản Nông nghiệp

14. Viện Tài nguyên và Môi trường thuộc Đại học Quốc gia Hà Nội, 2005. Đề án Bảo tồn và lưu giữ nguồn gen sinh vật rừng ngập mặn Việt Nam. Bộ Giáo dục và Đào tạo, Báo cáo tổng kết đề án.

15. Vườn Quốc gia Xuân Thủy, 2008. Kế hoạch chiến lược phát triển Vườn Quốc gia Xuân Thủy.

16. English. S, Wilkinson. C and Baker. V, 1997. Mangrove Ecosystems, Barry Clough, Ong Jin Eong and Gong Wooi Khoon, Survey manual for tropical marine resources, 2nd Edition. Australian Institute of Marine Science, pp. 119-191.

17. Mai Nguyễn Sao và Đào Văn Tấn, 2017. Fractionation of phenolic compounds from Sonneratia apetala pneumatophores and their bioactivities. Tạp chi Sinh học (Journal of Biology) Vol 39, No 4. ISSN 0866-7160.

18. Mazda, Y. M. Michimasa, M. Kogo, Phan Nguyen Hong, 2007. Mangroves as a coastal protection from waves in the Tonkin delta, Vietnam. Mangroves and Salt Marshes 1: 127 - 135, 1997. Kluwer Academic Publisher. Printed in the Netherlands.

19. Russell, M., 2014. Shoreline Video Assessment Method (SVAM) Manual. Deutsche Gesellschaft für Internationale Zusammenarbeit (GIZ) GmbH - Integrated Coastal Management Programme (ICMP).

20. Trần Văn Sáng, 2016. Hoàn thiện kỹ thuật ươm giống, trồng cây Mắm, Đước vòi, Vẹt dù và xây dựng mô hình trồng cây ngập mặn tại Vườn Quốc gia Xuân Thủy. Dự án sản xuất thực nghiệm cấp tỉnh (2014-2016).

21. Tinh Le Thanh, Dao Van Tan, Nguyen Hoang Tri, Tran Mai Sen, 2006. Research on the growth and some biological characteristics of Sonneratia apetala, introduced and grown in Giao Thuy district, Nam Dinh province. The role of mangrove and coral reef ecosystems in Natural disaster mitigation and coastal life environment (ed) Phan Nguyen Hong. Agricultural Publishing House.305-316.

22. Hai Ren, Hongfang Lu, Weijun Shen, Charlie Huang, Qinfeng Guoc, Zhi’an Li a, Shuguang Jiana, 2009. Sonneratia apetala Buch.Ham in the mangrove ecosystems of China: An invasive species or restoration species? Journal Ecological Engineering 35 (2009) 1243-1248.

Tải xuống

Số lượt xem: 6
Tải xuống: 1

Đã Xuất bản

04-04-2024

Cách trích dẫn

[1]
Sáng, T.V., Chiều, N.V., Hạnh, T.T.H., HIền , T.T.T., Đạt, V.Q. và Trường, P.V. 2024. THỰC TRẠNG GÂY TRỒNG VÀ ĐẶC ĐIỂM SINH TRƯỞNG, TÁI SINH CỦA CÂY BẦN KHÔNG CÁNH (Sonneratia Apetala Buch.Ham) TẠI KHU VỰC CỬA SÔNG HỒNG. TẠP CHÍ KHOA HỌC LÂM NGHIỆP. 4 (tháng 4 2024).

Số

Chuyên mục

Bài viết