CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG VÀ GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN MÔ HÌNH LIÊN KẾT THEO NHÓM HỘ TRỒNG RỪNG TẠI VIỆT NAM


Các tác giả

  • Hoàng Liên Sơn Trung tâm Nghiên cứu Kinh tế Lâm nghiệp
  • Phạm Thị Luyện Trung tâm Nghiên cứu Kinh tế Lâm nghiệp
  • Nguyễn Gia Khiêm Trung tâm Nghiên cứu Kinh tế Lâm nghiệp

Từ khóa:

Mô hình liên kết,, nhóm hộ trồng rừng,, yếu tố ảnh hưởng

Tóm tắt

Mô hình liên kết theo nhóm hộ trồng rừng được điều tra tại các tỉnh Phú Thọ, Quảng Trị, Quảng Nam và Bình Định. Kết quả nghiên cứu đã chỉ ra rằng, mô hình liên kết theo nhóm hộ trồng rừng là khá đa dạng, với các cấp độ khác nhau từ đơn giản, lỏng lẻo, như mô hình liên kết tại Phú Thọ, đến cấp độ cao hơn và chặt chẽ hơn như mô hình liên kết nhóm hộ trồng rừng FSC tại các tỉnh Quảng Trị, Quảng Nam và Bình Định. Kết quả phân tích, đánh giá các nhân tố bên trong và bên ngoài ảnh hưởng đến mô hình liên kết theo nhóm hộ trồng rừng đã chỉ ra rằng, để các nhóm hộ này có thể tồn tại và phát triển được, trước hết cần có hệ thống chính sách đồng bộ, sự quan tâm và vào cuộc của chính quyền địa phương, của các tổ chức xã hội trong và ngoài nước để định hướng cho sự phát triển của nhóm hộ phù hợp với yêu cầu của thực tiễn. Đồng thời, bản thân nội lực của nhóm hộ phải biết vươn lên. Đây chính là sự nhận thức của cá nhân HGĐ về lợi ích của nhóm hộ trồng rừng để xây dựng được mối liên kết chặt chẽ trong nhóm hộ thông qua những ràng buộc chặt chẽ (quy chế của nhóm); đóng quỹ duy trì hoạt động của nhóm, tổ chức quản lý trong nhóm hiệu quả.

Tài liệu tham khảo

1. Ban chấp hành Trung ương, 2002. Nghị quyết số 13/NQ-TW ngày 18 tháng 3 năm 2002, Nghị quyết Hội nghị lần thứ 5 Ban chấp hành Trung ương Đảng khóa IX về tiếp tục đổi mới, phát triển và nâng cao hiệu quả kinh tế tập thể.

2. Cục Kinh tế Hợp tác, 2014. Quyết định số 710/QĐ-BNN-KTHT ngày 10 tháng 4 năm 2014 về phê duyệt kế hoạch đổi mới, phát triển các hình thức tổ chức kinh tế hợp tác trong nông nghiệp.

3. Chính phủ, 2007. Nghị định số 151/2007/NĐ-CP ngày 10/10/2007 về quy định tổ chức và hoạt động của tổ hợp tác;

4. Tổng cục Lâm nghiệp, 2013. Quyết định số 1565/QĐ-BNN-TCLN ngày 08/07/2013 về Phê duyệt “Đề án tái cơ cấu ngành Lâm nghiệp”.

5. Tổng cục Lâm nghiệp, 2014. Kế hoạch 1391/KH - BNN-TCLN ngày 29 tháng 4 năm 2014 về Phát triển kinh tế hợp tác và liên kết theo chuỗi giá trị sản phẩm trong lâm nghiệp giai đoạn 2014 - 2020.

6. Hoàng Liên Sơn, 2016. Nghiên cứu mô hình liên kết theo chuỗi giá trị gỗ và sản phẩm gỗ rừng trồng. Đề tài nghiên cứu cấp Bộ.

7. Viện Nghiên cứu Quản lý Kinh tế Trung ương, 2009. Báo cáo điều tra hiện trạng các tổ hợp tác trong nông nghiệp, nông thôn Việt Nam. Hà Nội.

Tải xuống

Số lượt xem: 4
Tải xuống: 2

Đã Xuất bản

23-02-2024

Cách trích dẫn

[1]
Sơn , H.L., Luyện, P.T. và Khiêm, N.G. 2024. CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG VÀ GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN MÔ HÌNH LIÊN KẾT THEO NHÓM HỘ TRỒNG RỪNG TẠI VIỆT NAM. TẠP CHÍ KHOA HỌC LÂM NGHIỆP. 2 (tháng 2 2024).

Số

Chuyên mục

Bài viết

Các bài báo được đọc nhiều nhất của cùng tác giả

1 2 > >>