ẢNH HƯỞNG CỦA NHIỆT ĐỘ, ĐỘ ẨM MÔI TRƯỜNG, ĐỘ ẨM NGUYÊN LIỆU GỖ ĐẾN SỰ SINH TRƯỞNG CỦA NẤM MỐC, NẤM BIẾN MÀU HẠI GỖ


Các tác giả

  • Bùi Thị Thủy Viện Nghiên cứu Công nghiệp rừng
  • Hoàng Thị Tám Viện Nghiên cứu Công nghiệp rừng
  • Hoàng Trung Hiếu Viện Nghiên cứu Công nghiệp rừng
  • Nguyễn Thị Hằng Viện Nghiên cứu Công nghiệp rừng
  • Đoàn Thị Bích Ngọc Viện Nghiên cứu Công nghiệp rừng
  • Quách Đình Huy Viện Nghiên cứu Công nghiệp rừng

Từ khóa:

Sinh trưởng, nhiệt độ môi trường, độ ẩm môi trường, độ ẩm nguyên liệu.

Tóm tắt

5 loài nấm Aspergillus niger Ni, Penicillium citrinum GSĐ 4.4, Trichoderma atroviride GT 22.2, Aureobasidium pullulans Apu 01, Lasiodiplodia theobromae GB 5.3 đã được xác định là các loài nấm mốc, nấm biến màu gây hại chính cho gỗ tròn, gỗ xẻ, ván bóc còn tươi ở Việt Nam. Tùy điều kiện nhiệt độ, độ ẩm môi trường, độ ẩm nguyên liệu gỗ khác nhau mà sự sinh trưởng của nấm cũng khác nhau. Nghiên cứu ảnh hưởng của các điều kiện này đến sự sinh trưởng của các loài nấm hại chính là cơ sở cho các biện pháp phòng chống nấm. Kết quả nghiên cứu xác định mức 30 ± 2oC là nhiệt độ phát triển tốt nhất đối với Penicillium citrinum GSĐ 4.4, Aureobasidium pullulans Apu 01 và Trichoderma atroviride GT 22.2. Riêng Aspergillus niger Ni và Lasiodiplodia theobromae GB 5.3 phát triển tốt hơn ở nhiệt độ 35 ± 2oC. Các loài nấm đều phát triển tốt ở độ ẩm không khí từ 65 - 95% và phát triển kém ở độ ẩm 55%. Riêng nấm Aspergillus niger Ni và Aureobasidium pullulans Apu 01 chỉ ưa độ ẩm vừa phải (65 - 75%). Tất cả các loài nấm hại đều phát triển nhanh ở độ ẩm gỗ 90%, phát triển tương đối nhanh ở độ ẩm gỗ 50%, phát triển chậm ở độ ẩm gỗ 15%.

Tài liệu tham khảo

1. Bùi Thị Thủy, 2022. Báo cáo thành phần loài nấm mốc, nấm biến màu gây hại gỗ tròn, gỗ xẻ, ván bóc còn tươi từ gỗ rừng trồng. Báo cáo chuyên đề thuộc đề tài: Nghiên cứu công nghệ bảo quản và chế biến đồ gỗ xuất khẩu từ nguyên liệu gỗ rừng trồng (Chiêu liêu nước, Sao đen, Dầu rái). Đề tài trọng điểm cấp Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.

2. De Ligne L., G.V.-D. de Ulzurrun, J.M. Baetens, J. Van den Bulcke, J. Van Acker, B. De Baets, 2019. Analysis of spatio-temporal fungal growth dynamics under different environmental conditions, IMA fungus, 10(1), 1-13.

Hendey N. I., 1996. How fungi attack materials. Science Journal. Vol. 2. N0 1 43-49.

4. Pasanen A.L., 1991. P. Kalliokoski, P. Pasanen, M. Jantunen, A. Nevalainen, Laboratory studies on the relationship between fungal growth and atmospheric temperature and humidity. Environment International, 17(4), 225-228.

5. Pitt, J.I. & Hocking, A.D., 1997. Fungi and food spoilage. (2nd ed.) Blackie Academic & Professional, London, 203-417.

6. Snow D., 1949. The germination of mould spores at controlled humidities, Annals of Applied Biology, 36(1), 1-13.

7. Thạch Thị Ngọc Yến, Nguyễn Văn Phong, 2016. Nghiên cứu tác nhân gây bệnh thối quả chôm chôm (Nephelium lappaceum L.) sau thu hoạch ở Đồng bằng sông Cửu Long. Tạp chí KH Nông nghiệp Việt Nam, tập 14, số 12: 1868-1873.

8. Trần Ngọc Lân, Nguyễn Thị Thu, Nguyễn Thị Thanh, Hồ Thị Nhung, Nguyễn Thị Thúy, Đào Thị Thanh Xuân, Thái Thị Ngọc Lam, Phan Thị Giang, 2013. Miêu tả loài Trichoderma atroviride Karst. ứng dụng trong phòng trừ sinh học nấm mốc Aspergillus flavus hại nông sản. Hội nghị khoa học toàn quốc về sinh thái và tài nguyên sinh vật lần thứ 5.

9. Watkins R.D., 2003. Mould in optical instruments, Community eye health, 16 (46), 28.

Tải xuống

Số lượt xem: 25
Tải xuống: 41

Đã Xuất bản

15-08-2023

Cách trích dẫn

[1]
Thủy, B.T., Tám, H.T., Hiếu, H.T., Hằng, N.T., Ngọc, Đoàn T.B. và Huy, Q. Đình 2023. ẢNH HƯỞNG CỦA NHIỆT ĐỘ, ĐỘ ẨM MÔI TRƯỜNG, ĐỘ ẨM NGUYÊN LIỆU GỖ ĐẾN SỰ SINH TRƯỞNG CỦA NẤM MỐC, NẤM BIẾN MÀU HẠI GỖ. TẠP CHÍ KHOA HỌC LÂM NGHIỆP. 4 (tháng 8 2023), 143–152.

Số

Chuyên mục

Bài viết

Các bài báo được đọc nhiều nhất của cùng tác giả

1 2 3 > >> 

Các bài báo tương tự

Bạn cũng có thể bắt đầu một tìm kiếm tương tự nâng cao cho bài báo này.