ĐA DẠNG NGUỒN TÀI NGUYÊN CÂY THUỐC RỪNG PHÒNG HỘ TÂN PHÚ, TỈNH ĐỒNG NAI


Các tác giả

  • Nguyễn Thị Ngọc Linh Đại học Đồng Nai
  • Trần Hà Diễm My Đại học Đồng Nai
  • Đỗ Thị Cẩm Hoàng Đại học Đồng Nai
  • Nguyễn Hoàng Thơ Đại học Đồng Nai

Từ khóa:

Cây thuốc, đa dạng, rừng phòng hộ Tân Phú

Tóm tắt

Kết quả nghiên cứu nguồn tài nguyên cây thuốc rừng phòng hộ Tân Phú, tỉnh
Đồng Nai bước đầu đã xác định được 4 ngành thực vật với 368 loài, 262 chi và
89 họ có khả năng làm thuốc. Trong đó, ngành Thực vật hạt kín (Magnoliophyta)
chiếm ưu thế với 310 loài, 213 chi, 70 họ; Họ có số lượng loài nhiều nhất là họ
Đậu (Fabaceae) có 31 loài và chi có số lượng loài nhiều nhất là chi Sung (Ficus)
với 10 loài. Thực vật được sử dụng làm thuốc tại rừng phòng hộ Tân Phú thì
cây gỗ nhỏ chiếm tỷ lệ cao nhất với 101 loài, cây bụi với 73 loài và thấp nhất là
cây phụ sinh với 14 loài. Trong quá trình nghiên cứu, chúng tôi nhận thấy có rất
nhiều bộ phận cây được sử dụng làm thuốc, bộ phận sử dụng nhiều nhất lá là
với 156 loài, thân với vỏ thân cùng với rễ và vỏ rễ đều có 153 loài, toàn cây 88
loài, các bộ phận còn lại (hoa, quả-hạt, tinh dầu, nhựa...) có số lượng ít lần lượt
là 23 loài, 78 loài và 53 loài. Có 19 nhóm cây thuốc có thể chữa các bệnh khác
nhau, trong đó nhóm cây thuốc chữa bệnh về mụn nhọt, mẩn ngứa, sưng viêm
có số lượng loài nhiều nhất là 156 loài; chữa bệnh về khớp, đau nhức là 106
loài; chữa bệnh ở bộ máy tiêu hóa có 104 loài; chữa bệnh về mắt, mũi, họng là
98 loài; chữa bệnh về gan, thông tiểu là 95 loài; chữa bệnh phụ nữ là 91 loài;
nhóm có số lượng loài thấp nhất chữa bệnh đái đường là 7 loài. Tại rừng phòng
hộ Tân Phú chúng tôi nhận thấy có 4 loài cây thuốc ở dạng quý hiếm có nguy
cơ bị tuyệt chủng được ghi trong sách đỏ Việt Nam 2007 và 7 loài được Hiệp
hội bảo tồn thiên nhiên Quốc tế năm 2017 xếp trong tình trạng cực kỳ nguy cấp
(VU) đến hiểm họa thấp (LR).

Tài liệu tham khảo

1. Ban quản lý rừng phòng hộ Tân Phú, 2010. Lịch sử hình thành và phát triển rừng phòng hộ Tân Phú, Đồng Nai.

2. Farnsworth. N. R and Soejarto.D.D, 1985. Medicinal plants in therapy. Bull World Health Organ. 63(6): 965 - 981

3. Võ Văn Chi, 2012. Từ điển cây thuốc Việt Nam, NXB Y học.

4. Nguyễn Lâm Minh, 2012. “Nghiên cứu đặc điểm lâm học rừng kín ẩm thường xanh ẩm nhiệt đới tại rừng Phòng

hộ Tân Phú-Đồng Nai”, Tạp chí khoa học Lâm nghiệp, số 2, tr. 2227 - 2234

5. Nguyễn Nghĩa Thìn, 1996. Cẩm nang đa dạng sinh vật. Nxb Nông nghiệp, Hà Nội.

6. Nguyễn Nghĩa Thìn, 2004. Hệ sinh thái rừng nhiệt đới. Nxb Đại học Quốc gia, Hà Nội.

7. Phạm Hoàng Hộ, 2006. Cây có vị thuốc ở Việt Nam. Nxb Trẻ TP. Hồ Chí Minh.

8. Nguyễn Tiến Bân, 2005. Danh lục các loài thực vật Việt Nam tập II. Nxb Nông Nghiệp, Hà Nội.

9. Trần Đình Lý, 2000. Thực vật chí Việt Nam, Họ Trúc Đào, NXb Nông nghiệp, Hà Nội.

10. Trần Hợp, 2002. Tài nguyên cây gỗ Việt Nam. NXb Nông Nghiệp, Hà Nội.

11. Trần Hợp, 2012. Tài nguyên cây cảnh Việt Nam, tập 1. NXb Nông nghiệp, Hà Nội.

12. Viện dược liệu, 2016. Danh lục cây thuốc Việt Nam. Nxb Khoa học và Kỹ thuật.

13. Đỗ Tất Lợi, 2009. Những cây thuốc và vị thuốc Việt Nam. Nxb Khoa học và Kỹ thuật, Hà Nội.

14. Bộ khoa học và công nghệ, Viện khoa học và công nghệ Việt Nam, 2007. Sách đỏ Việt Nam (phần II. Thực vật).

Nxb Khoa học tự nhiên và công nghệ.

15. IUCN, 2011. IUCN RED List of Threatened Species. Version 2011.3. International Union for Conservation of Nature.

16. Bộ y tế, 2013. Thông tư ban hành Danh mục thuốc thiết yếu, thuốc đông y và thuốc từ dược liệu lần IV, Số

/2013/TT-BYT.

Tải xuống

Số lượt xem: 3
Tải xuống: 6

Đã Xuất bản

23-02-2024

Cách trích dẫn

[1]
Linh, N.T.N., My, T.H.D., Hoàng, Đỗ T.C. và Thơ, N.H. 2024. ĐA DẠNG NGUỒN TÀI NGUYÊN CÂY THUỐC RỪNG PHÒNG HỘ TÂN PHÚ, TỈNH ĐỒNG NAI. TẠP CHÍ KHOA HỌC LÂM NGHIỆP. 1 (tháng 2 2024).

Số

Chuyên mục

Bài viết