ĐẶC ĐIỂM ĐẤT TRỒNG MỚI CHO MỘT SỐ LOÀI KEO CUNG CẤP GỖ LỚN Ở 3 VÙNG ĐÔNG BẮC BỘ, BẮC TRUNG BỘ VÀ NAM TRUNG BỘ


Các tác giả

  • Phạm Đình Sâm Viện Nghiên cứu Lâm sinh
  • Cao Văn Lạng Viện Nghiên cứu Lâm sinh
  • Hoàng Văn Thành Viện Nghiên cứu Lâm sinh
  • Hoàng Thị Nhung Viện Nghiên cứu Lâm sinh

Từ khóa:

Bắc Trung bộ,, các loài keo, cung cấp gỗ lớn, đất trồng mới,, Đông Bắc bộ, Nam Trung bộ

Tóm tắt

Từ cách tiếp cận điều tra đánh giá, phân tích các yếu tố lập địa rừng trồng sản xuất và đối tượng đất trồng mới bằng các phương pháp cụ thể và kỹ thuật chuyên dụng nhằm xác định lập địa phù hợp trên đất trồng mới để phục vụ cho sản xuất một số loài cây chủ lực cung cấp gỗ lớn ở 3 vùng Đông Bắc bộ, Bắc Trung bộ và Nam Trung bộ. Theo đó kết quả đạt được là: (1) Đất mới (chưa trồng keo và bạch đàn) có tiềm năng trồng các loài keo ở các tỉnh đại diện cho 3 vùng sinh thái còn khá lớn: ở Quảng Ninh còn 58.669ha; Bắc Giang có 11.132ha; Thanh Hóa có 83.898ha; Nghệ An có 483.489ha; Bình Định có 24.486ha và Phú Yên có 39.120ha; (2) Đất mới thích hợp trồng 3 loài keo cung cấp gỗ lớn ở 3 vùng sinh thái là các loại đất: đất trống đồi trọc, đất sau canh tác nương rẫy, đất đang canh tác nương rẫy, các loại đất Ia, Ib, Ic, đất rừng thứ sinh nghèo kiệt, v.v... Cụ thể: Vùng Đông Bắc bộ là các loại đất Fs, Fa, Ff, Fp; độ dày tầng đất >80cm; độ dốc <25o; tỷ lệ đá lẫn <20%; độ cao so với mực nước biển <300m. Thực bì chủ yếu ở các trạng thái 1b, 1c, nương rãy, rừng tự nhiên sau khai thác kiệt; Vùng Bắc Trung bộ là các loại đất Fs, Fp, Fa, Fk; độ dày tầng đất >80cm; độ dốc <25o; tỷ lệ đá lẫn <20%; độ cao so với mực nước biển <400m. Thực bì chủ yếu ở các trạng thái 1b, 1c, nương rãy, rừng tự nhiên sau khai thác kiệt; Vùng Nam Trung bộ là các loại đất Fa, Fs, Fk, Fp; độ dày tầng đất >80cm; độ dốc <25o ; tỷ lệ đá lẫn <20%; độ cao so với mực nước biển <500m. Thực bì chủ yếu ở các trạng thái 1b, 1c, nương rãy, rừng tự nhiên sau khai thác kiệt.

Tài liệu tham khảo

1. Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, 2009. Quy định tiêu chí xác định và phân loại rừng.

2. Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, 2014. Kế hoạch phát triển rừng trồng kinh doanh gỗ lớn giai đoạn 2014 - 2020 (Phụ lục 1, QĐ 774 ngày 18/4/2014 của Bộ NN & PTNT).

3. Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, 2015. Công bố hiện trạng rừng toàn quốc năm 2014.

4. Ngô Đình Quế, Đinh Thanh Giang, Nguyễn Văn Thắng, 2010. Phân hạng đất trồng rừng sản xuất một số loài cây chủ yếu ở các vùng trọng điểm, Nxb Nông nghiệp Hà Nội.

5. Ngô Đình Quế, Lê Đức Thắng, 2015. “Lựa chọn lập địa cho trồng rừng gỗ lớn nhằm đạt giá trị và hiệu quả cao về kinh tế, xã hội và môi trường”, Tạp chí Khoa học Lâm nghiệp (1), 2015, tr 3708 - 3716.

6. Đỗ Đình Sâm, Ngô Đình Quế, Vũ Tấn Phương, 2005. Hệ thống đánh giá đất lâm nghiệp, Nxb Khoa học và Kỹ thuật.

Tải xuống

Số lượt xem: 6
Tải xuống: 0

Đã Xuất bản

23-02-2024

Cách trích dẫn

[1]
Sâm, P. Đình, Lạng, C.V., Thành, H.V. và Nhung, H.T. 2024. ĐẶC ĐIỂM ĐẤT TRỒNG MỚI CHO MỘT SỐ LOÀI KEO CUNG CẤP GỖ LỚN Ở 3 VÙNG ĐÔNG BẮC BỘ, BẮC TRUNG BỘ VÀ NAM TRUNG BỘ. TẠP CHÍ KHOA HỌC LÂM NGHIỆP. 2 (tháng 2 2024).

Số

Chuyên mục

Bài viết