NGHIÊN CỨU NHÂN GIỐNG MÂY CHỈ (Calamus dioicus Lour.) TỪ HẠT


Các tác giả

  • Phạm Trọng Nhân Viện Khoa học Lâm nghiệp Nam Trung Bộ và Tây Nguyên
  • Phạm Khải Tân Viện Khoa học Lâm nghiệp Nam Trung Bộ và Tây Nguyên
  • Lê Hồng Én Viện Khoa học Lâm nghiệp Nam Trung Bộ và Tây Nguyên
  • Hồ Sĩ Hùng Viện Khoa học Lâm nghiệp Nam Trung Bộ và Tây Nguyên
  • Lê Thị Thúy Hòa Viện Khoa học Lâm nghiệp Nam Trung Bộ và Tây Nguyên

Từ khóa:

Che sáng, hạt, Mây chỉ, nảy mầm, thành phần ruột bầu.

Tóm tắt

Mây chỉ (Calamus dioicus Lour.) là loài cây có tiềm năng phát triển nguyên liệu cho ngành mây tre đan. Mục tiêu của nghiên cứu nhằm xác định được đặc điểm quả, hạt giống, khả năng nảy mầm, kỹ thuật bảo quản hạt giống và chăm sóc cây con Mây chỉ giai đoạn vườn ươm. Vật liệu nghiên cứu là quả và hạt giống Mây chỉ thu hái trong rừng tự nhiên tại Cát Tiên, Lâm Đồng. Kết quả nghiên cứu cho thấy quả Mây chỉ có kích thước 10,0 mm đối với chiều dài đầu đỉnh và đường kính có kích thước 9,8 mm, số lượng quả/kg là 1.809 quả. Hạt Mây chỉ có kích thước chiều dài đầu đỉnh là 6,3 mm và 7,9 mm về đường kính, số lượng hạt/kg là 3.774 hạt với hàm lượng nước 7,7%. Hạt được bảo quản tốt hơn ở nhiệt độ 5oC trong tủ lạnh, sau 1, 2, 3 tháng có tỷ lệ nảy mầm tương ứng là 61,7%, 55,3%, 42,0%. Hạt nên xử lý trong dung dịch GA3 80ppm trong 12 giờ, các thông số về tỷ lệ nảy mầm, thời gian bắt đầu nảy mầm, thời gian kết thúc nảy mầm và thời gian nảy mầm tương ứng là 74,3%, 24,0 ngày, 39,3 ngày và 15,3 ngày. Hạt bật chồi tốt nhất trong giá thể cát có trát bùn trên mặt với tỷ lệ nảy mầm đạt 91,7%. Với thành phần ruột bầu có 80% lớp đất mặt, 10% cát, 8% phân chuồng hoai, 2% lân và sử dụng chế độ che sáng 50 - 75%, cây con sau 9 tháng có đường kính gốc trung bình đạt khoảng 6 mm và chiều cao trung bình đạt khoảng 22 cm.

Tài liệu tham khảo

1. Biswas, S.A.S. and Dayal, R., 1995. Indian Rattans (Canes): Diversity, Distribution and Propagation. The Indian Forester, 121:620-633.

2. Cẩm nang ngành Lâm nghiệp, 2010. Chương Lâm sản ngoài gỗ. Chương trình hỗ trợ ngành lâm nghiệp và đối tác, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.

3. Đặng Thái Dương, 2012. Tính đa dạng và đặc điểm phân bố của các loài mây ở lưu vực sông Bồ, tỉnh Thừa Thiên - Huế. Tạp chí Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn, 6:78-84.

4. Dekkers, A.J. and Rao, A.N., 1989. Some observations on in vitro culture of Calamus trachycoleus. Proceedings of the seminar on tissue culture of forest species. Forest Research Institute Malaysia and International Development Research Centre, Singapore, 63-68.

5. Dransfield, J., Uhl, N.W., Asmussen, C.B., Baker, W.J., Harley, M.M., and Lewis, C.E., 2008. Genera Palmarum - the evolution and classification of palms. Royal Botanic Gardens, Kew, Richmond, 732 pp.

6. Goh, D.K.S., Bon, M.C., Aliotti, F., Escoute, J., Ferrière, N., and Monteuuis, O., 2001. In vitro somatic embryogenesis in two major rattan species: Calamus merrillii and Calamus subinermis. In Vitro Cellular & Developmental Biology - Plant, 37:375-381.

7. INBAR, 2022. Trade Overview 2020: Bamboo and Rattan Commodities in the International Market. INBAR: Bejing, China.

8. Nguyễn Hoàng Nghĩa, Trần Quang Việt và Nguyễn Quang Khải, 2000. Song mây nguồn tài nguyên quý của Việt Nam. Báo cáo kết quả đề tài nghiên cứu cấp Nhà nước, Viện Khoa học Lâm nghiệp Việt Nam.

9. Nguyễn Quốc Dựng, Trần Ngọc Hải, Andrew Henderson và Nguyễn Thị Bích Phượng, 2021. Đề xuất bảo tồn và phát triển các loài song mây có giá trị cao ở Việt Nam. Tạp chí Khoa học và Công nghệ Lâm nghiệp, 5:67-77.

10. Nguyễn Văn Hợp, 2018. Thành phần loài thực vật được sử dụng làm thức ăn của cộng đồng Chơ ro tại Khu Bảo tồn Thiên nhiên - Văn hóa Đồng Nai, tỉnh Đồng Nai. Tạp chí Khoa học và Công nghệ Lâm nghiệp, 1:103-112.

11. Peters, C. M. và Hendeson, A., 2014. Hệ thống phân loại, sinh thái và quản lý song mây ở Campuchia, Lào và Việt Nam. Nhà xuất bản Nông nghiệp.

12. Vũ Văn Dũng và Lê Huy Cường, 2000. Gây trồng và phát triển song mây. Nhà xuất bản Văn hóa Dân tộc.

13. Yin, G., Xu, H., Zhang, W., Fu, J., and Zeng, B., 1988. A preliminary study: relation between light and growth of rattan seedlings. Forest Research, 1(5):548-552.

14. Yusoff, A.M. and Manokaran N., 1985. Seed and vegetative propagation of rattans. Proceedings of the Rattan Seminar. The Rattan Information Centre, Forest Research Institute, Kepong, Malaysia, 13-22.

15. Zeng, B., Xu, H., Liu, Y., and Yin, G., 1997. Outplanting of rattan tube seedling. Forest Research, 10(6):563-569.

Tải xuống

Số lượt xem: 38
Tải xuống: 51

Đã Xuất bản

15-08-2023

Cách trích dẫn

[1]
Nhân, P.T., Tân, P.K., Én, L.H., Hùng, H.S. và Hòa, L.T.T. 2023. NGHIÊN CỨU NHÂN GIỐNG MÂY CHỈ (Calamus dioicus Lour.) TỪ HẠT. TẠP CHÍ KHOA HỌC LÂM NGHIỆP. 4 (tháng 8 2023), 43–52.

Số

Chuyên mục

Bài viết