XÁC ĐỊNH TÊN KHOA HỌC CHO CÂY NAO HAY CHUA KHÉT Ở QUẢNG BÌNH


Các tác giả

  • Phạm Hồng Thái Chi cục Kiểm lâm Quảng Bình
  • Nguyễn Tuấn Anh Chi cục Kiểm lâm Quảng Bình
  • Nguyễn Thành Tây Chi cục Kiểm lâm Quảng Bình
  • Hoàng Chí Thanh Chi cục Kiểm lâm Quảng Bình
  • Nguyễn Văn Huy Trường Đại học Lâm nghiệp Việt Nam

Từ khóa:

Cây Chua khét, Nao, Quảng Bình, tên khoa học

Tóm tắt

Chua khét, còn gọi với tên khác là Nao, phân bố tự nhiên ở Quảng Bình, là loài cây có giá trị thương phẩm cao. Gỗ có hồng sắc rất đẹp, được nhân dân sử dụng để làm nhà ở và các vật dụng trong gia đình. Từ trước đến nay, các cơ quan chức năng, đơn vị tư vấn về lâm nghiệp, các lâm trường trên địa bàn tỉnh Quảng Bình và trong danh lục thực vật của Vườn Quốc gia Phong Nha - Kẻ Bàng vẫn sử dụng tên khoa học của cây Chua khét (Nao) là Chukrasia sp. và xếp vào gỗ nhóm III theo bảng phân nhóm tạm thời các loài gỗ sử dụng thống nhất trong cả nước theo Quyết định số 2198/CNR của Bộ Lâm nghiệp ban hành ngày 26/11/1977. Tuy nhiên, khi nghiên cứu phân tích chi tiết đặc điểm hình thái, phân loại, cấu tạo của cây Chua khét (Nao) ở Quảng Bình, chúng tôi xác định loài cây này thuộc chi Dysoxylum, có nhiều đặc điểm khác so với loài Chua khét ( Chukrasia sp.), thuộc chi Chukrasia trong bảng phân loại tạm thời các loại gỗ thống nhất trong cả nước ở trên. Do đó, trong nghiên cứu này, chúng tôi đã phân tích một số đặc điểm của loài cây này ở Quảng Bình, so sánh với loài Chua khét ( Chukrasia sp.), thuộc chi Chukrasia trong bảng phân nhóm ở trên và từ đó xác định tên khoa học của cây Chua khét (Nao) ở Quảng Bình là Dysoxylum cyrtobotryum Miq., Fl. Ind. Bat.
Suppl. 1 (1861).

Tài liệu tham khảo

1. Quyết định số 2198 - CN, 1977. Quyết định của Bộ Lâm nghiệp ban hành phân loại tạm thời các loại gỗ sử dụng thống nhất trong cả nước.

2. Lê Mộng Chân, Nguyễn Thị Huyên, 2000. Giáo trình cây rừng, NXB Nông nghiệp.

3. Phạm Hoàng Hộ, 2000, Tập II. Cây cỏ Việt Nam, NXB Trẻ.

4. www.asianplant.net/Dysoxylum_cyrtobotryum.htm.

5. Flore Ge ́ ne ́ rale de L”Indo - Chine Tome One.

6. Smitinand, T. & Larsen, K. (eds), Tagawa, M. & Iwatsuki, K., Pteridophytes, 1989. Flora of Thailand, vol. 3. 481 - 639, pl. I - IV.

7. Flora of Malaysia.

8. Wo Zhengyi and Peter H.Raven, 2006. Flora of China.

9. E.Soepadmo and KM.Wong, 1995. Tree flora of Sabah and Sarawak.

Tải xuống

Số lượt xem: 3
Tải xuống: 0

Đã Xuất bản

23-02-2024

Cách trích dẫn

[1]
Thái, P.H., Anh, N.T., Tây, N.T., Thanh, H.C. và Huy, N.V. 2024. XÁC ĐỊNH TÊN KHOA HỌC CHO CÂY NAO HAY CHUA KHÉT Ở QUẢNG BÌNH. TẠP CHÍ KHOA HỌC LÂM NGHIỆP. 4 (tháng 2 2024).

Số

Chuyên mục

Bài viết

Các bài báo được đọc nhiều nhất của cùng tác giả