ĐẶC ĐIỂM LÂM HỌC CỦA RỪNG KÍN THƯỜNG XANH HƠI ẨM NHIỆT ĐỚI Ở KHU VỰC MÃ ĐÀ TỈNH ĐỒNG NAI


Các tác giả

  • Phùng Văn Khang Viện Khoa học Lâm nghiệp Nam Bộ

Từ khóa:

Đặc điểm lâm học, rừng kín thường xanh,, Mã Đà, Đồng Nai

Tóm tắt

Nhằm cung cấp cơ sở khoa học từ đó đề xuất các biện pháp quản lý rừng tại khu Bảo tồn Thiên nhiên và Văn hóa (BTTN & VH) Đồng Nai, tác giả tiến hành nghiên cứu đặc điểm lâm học của 3 trạng thái rừng IIB, IIIA2, IIIA3, kết quả cho thấy: Về cấu trúc tổ thành, trạng thái rừng IIB có 67 loài cây gỗ thuộc 50 chi và 29 họ, trạng thái rừng IIIA2 có 55 loài cây gỗ thuộc 41 chi
và 25 họ, trạng thái rừng IIIA3 có 67 loài thuộc 46 chi và 25 họ. Phân bố N/D của cả ba trạng thái rừng đều có dạng phân bố giảm. Phân bố N/H của trạng thái rừng IIIA3 có dạng 1 đỉnh lệch trái tù, trạng thái rừng IIB và IIIA2 có dạng 1 đỉnh lệch trái và nhọn. Mật độ cây tái sinh tự nhiên dưới tán ba trạng thái rừng IIB, IIIA2 và IIIA3 tương ứng là 11.700, 11.100 và
9.400 cây/ha. Đa số cây tái sinh đều có nguồn gốc từ hạt (91,5%) và sinh trưởng tốt (56,8%). Hệ số tương đồng giữa thành phần cây mẹ và cây tái sinh dao động từ 38 đến 44%. Số loài cây, sự giàu có về loài, tính đồng đều về độ phong phú và tính đa dạng cây gỗ lớn của trạng thái rừng IIB cao hơn so với trạng thái rừng IIIA2 và IIIA3. Tính đa dạng cây tái sinh gia tăng dần từ trạng thái rừng IIB đến trạng thái rừng IIIA2 và IIIA3.

Tài liệu tham khảo

1. Khu Bảo tồn thiên nhiên và văn hóa Đồng Nai, 2010. Báo cáo luận chứng kinh tế kỹ thuật, Vĩnh Cửu, Đồng Nai

2. Nguyễn Văn Thêm, 2002. Sinh thái rừng. Nhà xuất bản Nông nghiệp, Chi nhánh TP. Hồ Chí Minh.

Tải xuống

Số lượt xem: 4
Tải xuống: 0

Đã Xuất bản

23-02-2024

Cách trích dẫn

[1]
Khang, P.V. 2024. ĐẶC ĐIỂM LÂM HỌC CỦA RỪNG KÍN THƯỜNG XANH HƠI ẨM NHIỆT ĐỚI Ở KHU VỰC MÃ ĐÀ TỈNH ĐỒNG NAI. TẠP CHÍ KHOA HỌC LÂM NGHIỆP. 3 (tháng 2 2024).

Số

Chuyên mục

Bài viết

Các bài báo được đọc nhiều nhất của cùng tác giả